Giảm chi phí xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp cần biết gì?
Đây là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị “Giải pháp Logistics cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu đối mặt với thuế quan Hoa Kỳ - Thách thức và cơ hội” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức ngày 18/6.
Trong đó, chi phí vận chuyển đường biển tăng rất cao kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, chi phí vận chuyển đến Hoa Kỳ đã tăng từ 1.850 USD lên 2.950 USD/container đối với cảng biển khu vực bờ Tây và tăng từ hơn 2.000 USD lên gần 5.000 USD/container đối với cảng biển khu vực bờ Đông. Thực tế này không chỉ là thách thức, mà còn là động lực để Việt Nam có những bước chuẩn bị kỹ càng trong lĩnh vực logistics để chủ động đón làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Asean.
Thông tin tổng quan về thị trường Hoa Kỳ, ông Nunzio De Filippis, Giám đốc điều hành Cargotrans USA nhấn mạnh rằng, chính sách thương mại của Hoa Kỳ đang dần dịch chuyển từ thương mại tự do sang ưu tiên thương mại công bằng. Năm 2025, một loạt các biện pháp thuế quan tại Hoa Kỳ đã được triển khai nhanh chóng, khởi đầu bằng việc công bố mức thuế 10% theo Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) vào ngày 01/02, áp dụng cho Trung Quốc, Canada và Mexico. Ngoài IEEPA, chính quyền Hoa Kỳ còn có các cơ sở khác trong Đạo luật Thương mại năm 1974 để thực thi áp thuế lên hàng hoá nhập khẩu, nhằm giải quyết các vấn đề về cán cân thanh toán. Theo ông Nunzio De Filippis, trong khi chính sách của Hoa Kỳ thay đổi nhanh chóng, các nhà nhập khẩu quốc tế cũng phản ứng một cách chủ động. Một trong những cách thức chính là đa dạng hóa nguồn cung và tìm kiếm nhà cung cấp thay thế. Việc sử dụng các kho ngoại quan và khu thương mại tự do (FTZ) cũng ngày càng trở nên quan trọng để trì hoãn hoặc phòng ngừa rủi ro thuế đối với hàng tồn kho. “Sự thay đổi trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ đang mở ra một cơ hội to lớn cho các quốc gia như Việt Nam. Nhu cầu của Hoa Kỳ về các nhà cung cấp ổn định ở Đông Nam Á đang tăng mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một vị trí thuận lợi để thay thế các nhà cung cấp từ Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.”, ông Nunzio De Filippis nêu góc nhìn. Ông Nguyễn Trần Khánh Hoàng, Giám đốc điều hành Super Cargo Service Group cho rằng, để tận dụng được các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam trước hết phải vượt qua ba thách thức chính, bao gồm: chi phí logistics cao, rủi ro trong công tác chuẩn bị chứng từ và khả năng đối mặt với các cuộc điều tra gian lận thương mại, cùng với yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chuẩn logistics khắt khe của Hoa Kỳ. Thách thức đầu tiên, chi phí logistics cao, được xác định là một trong những rào cản lớn nhất. Chi phí này không chỉ đơn thuần là cước vận tải mà là tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, các thủ tục thông quan ở cả hai đầu Việt Nam và Hoa Kỳ và đặc biệt là các chi phí ẩn có thể phát sinh trong quá trình xuất khẩu. Vấn đề tiếp theo mà các doanh nghiệp cần hết sức lưu tâm là rủi ro liên quan đến chứng từ và các cuộc điều tra gian lận thương mại. Các rủi ro này có thể xuất phát từ những sai sót phổ biến trong quá trình làm hồ sơ, việc chưa cập nhật các quy định mới từ các cơ quan của Hoa Kỳ như Ủy ban Hàng hải Liên bang (FMC)Việc đáp ứng tiêu chuẩn logistics của Hoa Kỳ cũng là một thử thách không nhỏ. Vấn đề trọng tâm nằm ở thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, con số đã lên tới 123,5 tỷ USD và được đánh giá là “không bền vững”. Từ đó, phía Hoa Kỳ kỳ vọng Việt Nam tăng cường minh bạch, giảm các rào cản phi thuế quan và thực thi mạnh mẽ hơn các biện pháp chống lại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các chuyên gia chia sẻ thêm, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) là cơ quan có thẩm quyền tại Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ điều tra việc trung chuyển, truy xuất nguồn gốc và xác định đặc tính thiết yếu của sản phẩm. Do hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc đang chịu thuế cao, CBP vẫn đang siết chặt việc kiểm soát hành vi trung chuyển hàng hóa này qua các nước thứ ba để lẩn tránh thuế. Điều này đòi hỏi các nhà xuất khẩu tại Việt Nam sử dụng nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối về quy tắc xuất xứ dựa trên sự “chuyển đổi đáng kể” của sản phẩm, không chỉ dựa trên công đoạn lắp ráp cuối cùng. Do đó, việc cung cấp đầy đủ thông tin định mức nguyên vật liệu, tờ khai của nhà cung cấp và hồ sơ kiểm toán để chứng minh nguồn gốc là bắt buộc. Việc khai báo sai nguồn gốc có thể dẫn đến các khoản phạt nặng hoặc mất bạn hàng là nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Về mặt tối ưu hóa tài chính, các chuyên gia gợi ý chiến lược giảm thuế hiệu quả thông qua việc vận dụng chương trình “First Sale for Export” (FSFE). Đây là một quy trình hợp pháp cho phép nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sử dụng giá trị trên hóa đơn giao dịch đầu tiên (giữa nhà sản xuất và bên trung gian) để khai báo hải quan, thay vì giá trị ở giao dịch thứ hai (giữa bên trung gian và nhà nhập khẩu). Một nghiên cứu tình huống cụ thể trên mặt hàng may mặc từ Việt Nam đã chỉ ra, việc áp dụng First Sale có thể giúp giảm giá trị tính thuế của một lô hàng từ 100.000 USD xuống còn 85.000 USD, với mức thuế tổng cộng phải trả từ 26.500 USD giảm xuống còn 22.525 USD, tương đương khoản tiết kiệm thuế gần 4.000 USD. Với doanh nghiệp xuất khẩu 100 lô hàng mỗi năm, tổng mức tiết kiệm có thể lên đến gần 400.000 USD. Bên cạnh đó, các dịch vụ khác như kiểm toán Incoterm giúp phân tách các chi phí tại nước xuất khẩu ra khỏi giá trị tính thuế, và dịch vụ hoàn thuế (Duty Drawback) cũng góp phần gia tăng lợi ích tài chính cho doanh nghiệp. Qua đó, củng cố nguồn lực giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu có nhiều biến động khó lường.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
15:42' - 16/06/2025
Ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết các chương trình và kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng và dịch tả lợn châu Phi.
-
Doanh nghiệp
Bình Dương bứt tốc xuất khẩu, 6 tháng tăng gần 14%
14:15' - 16/06/2025
6 tháng đầu năm 2025, giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều bất định, Bình Dương vẫn giữ vững đà tăng trưởng tích cực trong xuất khẩu và sản xuất công nghiệp.
-
Thị trường
Quản lý chất lượng sầu riêng để giữ thị trường xuất khẩu
18:03' - 13/06/2025
Hiện nay, siết chặt quản lý trái sầu riêng vẫn là vấn đề mấu chốt để thúc đẩy xuất khẩu ổn định và bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị sắp vận hành Nhà máy điện gió 1.500 tỷ đồng
21:15'
Nhà máy điện gió Hải Anh – Quảng Trị hoàn tất xây dựng, dự kiến vận hành thương mại từ 20/8/2025, góp phần phát triển năng lượng sạch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh tại địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn
21:15'
Thứ trưởng Bộ Xây dựng kiểm tra thực địa cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc, yêu cầu tăng tốc thi công, đảm bảo tiến độ thông xe toàn tuyến theo kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long đón cơ hội hợp tác chiến lược với Thụy Sĩ
21:14'
Đoàn công tác của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sĩ - Việt Nam đã làm việc với tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp công nghệ cao và mở rộng xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ gần 3.000 dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực phát triển
19:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết việc tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai tồn đọng, với hơn 2.900 dự án chậm triển khai, gây lãng phí lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Vũ Việt Trang tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
19:17'
Đồng chí Vũ Việt Trang, Tổng giám đốc TTXVN nhận được sự tín nhiệm, đồng thuận tuyệt đối, tái đắc cử Bí thư Đảng ủy TTXVN khóa 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Becamex - IFC bắt tay phát triển khu công nghiệp sinh thái chuẩn quốc tế
18:57'
Becamex hợp tác IFC triển khai đánh giá khu công nghiệp sinh thái theo chuẩn GEIPAC, hướng tới xây dựng mô hình công nghiệp bền vững, thông minh, phát thải thấp, thu hút đầu tư xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 5.500 căn nhà ven kênh rạch ở Tp Hồ Chí Minh sẽ được di dời
18:26'
TP. Hồ Chí Minh dự kiến hoàn thành 85,35% kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch đến năm 2025, nhằm chỉnh trang đô thị, cải thiện môi trường sống và nâng cao chất lượng đời sống người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới
17:55'
Đại hội Đảng bộ TTXVN khóa XXVII nhiệm kỳ 2025–2030 khẳng định quyết tâm xây dựng cơ quan thông tấn quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp, giữ vững vai trò chủ lực trên mặt trận thông tin.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam năm 2025: Tăng trưởng GDP 8,3-8,5% tạo thế và lực mới
17:22'
Việt Nam cần đưa ra những quyết sách mang tính đột phá, với tinh thần cải cách mạnh mẽ và hành động dứt khoát hơn nữa để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu chiến lược của cả giai đoạn 2021-2030.