Giải pháp nào để kinh tế Việt Nam thích ứng biến động thương mại?
Đây là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm “Cập nhật xu thế thương mại và công nghệ số toàn cầu” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC), Viện Sáng kiến Việt Nam (IVI) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) phối hợp tổ chức chiều 3/6.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC nêu vấn đề: Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trải qua nhiều biến động, đặc biệt dưới tác động từ các chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, căng thẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thích ứng nhanh và tái định vị chiến lược phát triển.
Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị thặng dư thương mại liên tục tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD vào năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024. Tuy nhiên, cùng với nhiều quốc gia, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ phía Hoa Kỳ.Trước tình hình này, các giải pháp trọng tâm bao gồm việc khai thác hiệu quả thị trường trong nước, tăng cường kiểm tra giám sát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ triển khai các dự án đầu tư và khẩn trương ký kết, triển khai các hợp đồng mua bán hàng hóa với phía Hoa Kỳ.
Theo bà Cao Thị Phi Vân, thách thức hiện tại cũng chính là cơ hội để Việt Nam đánh giá lại năng lực nội tại, củng cố nền tảng và làm mới tư duy phát triển, hướng tới sự bền vững. Chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, sẵn sàng thích nghi với diễn biến tình hình kinh tế thế giới.Đặc biệt, tích cực tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết để duy trì lợi thế cạnh tranh trong xuất nhập khẩu hàng hoá.
Tiến sĩ Trần Ngọc Anh, Đại học Indiana (Hoa Kỳ), phân tích, chính sách thuế quan của Hoa Kỳ đã có những biến động đáng kể trong các giai đoạn lịch sử, và hiện đang có xu hướng tăng trở lại. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Cụ thể, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam trong một số ngành hàng đã có sự tăng trưởng ấn tượng.Ví dụ, trong ngành đồ gỗ, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng đáng kể. Tương tự, ngành may mặc của Việt Nam cũng duy trì được sự ổn định trong xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù môi trường thương mại quốc tế đang có nhiều biến động, nhưng Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định để thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành khu vực ASEAN Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN chia sẻ: Mặc dù quá trình đàm phán thuế quan vẫn chưa có kết quả cụ thể, song những sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam đang sản xuất (dệt may, da giày, gỗ, nông sản…) hầu như không cạnh tranh với hàng hoá, việc làm của người dân Hoa Kỳ. Do đó, doanh nghiệp có thể hy vọng mức thuế cuối cùng mà Hoa Kỳ áp dụng cho các mặt hàng này sẽ được cân nhắc hợp lý. Liên quan đến yêu cầu chuyển đổi số để thích nghi với các biến động, bà Dương Hồng Loan, Viện trưởng Viện Sáng kiến Việt Nam nhấn mạnh, con người là yếu tố trọng tâm trong mọi công cuộc cải cách, đặc biệt là chuyển đổi số.Thực trạng tại các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy một thách thức lớn khi 44% lao động không thành thạo các kỹ năng số dù ở mức cơ bản đến mức thấp, và 37% lao động chỉ thành thạo ở mức thấp.
Đáng chú ý, 43% người lao động không có bất cứ kỹ năng số nâng cao nào. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhân lực công nghệ thông tin trong đội ngũ của doanh nghiệp. Hơn 60% doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong chuyển đổi số. Các doanh nghiệp đang đối mặt với sự thiếu hụt lớn về kỹ năng liên quan đến dữ liệu, bảo mật và tự động hoá.
Để giải quyết vấn đề này, bà Dương Hồng Loan đề xuất nhóm giải pháp chiến lược nâng cao năng lực số bao gồm bốn điểm chính: Xây dựng khung năng lực số, thiết kế lộ trình học tập theo nhóm nhân sự, xây dựng văn hoá học tập trong doanh nghiệp và đào tạo chuyên sâu các kỹ năng công nghệ.Ví dụ về nỗ lực hợp tác trong đào tạo chuyển đổi số là sự phối hợp giữa TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) và các tập đoàn công nghệ. Sự hợp tác này nhằm mục tiêu đào tạo kỹ năng công nghệ cho người lao động, hỗ trợ chuyển đổi việc làm, nâng cao năng lực số chuyên sâu và mở rộng cơ hội nghề nghiệp chất lượng cao.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
9 ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp hơn 2% đối với người trẻ mua nhà ở xã hội
16:08' - 03/06/2025
Trong 5 năm đầu vay vốn kể từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất cho vay được áp dụng thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân bằng VND của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm bất chấp căng thẳng thương mại leo thang
07:32' - 03/06/2025
Phiên 2/6, chứng khoán Phố Wall tăng điểm nhờ lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp công nghệ trong khi chứng khoán châu Âu đi xuống do căng thẳng thương mại gia tăng
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Trung Quốc cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận thương mại
15:28' - 02/06/2025
Căng thẳng Mỹ và Trung Quốc có dấu hiệu gia tăng khi cả hai cùng cho rằng mỗi bên không tuân thủ những gì đã đạt được tại vòng đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ tháng trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49'
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40'
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Chi trả giảm phát thải khí nhà kính tại Huế giúp giữ rừng, cải thiện sinh kế
21:16'
Sau 3 năm triển khai thực hiện thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA), thành phố Huế có hơn 205,5 nghìn ha rừng tự nhiên được đưa vào cơ chế ERPA, với tổng số tiền gần 136 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ thúc đẩy Dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2
21:07'
Ngày 16/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã làm việc với Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ về thực hiện Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc Hòa Liên – Túy Loan còn nhiều vướng mắc trước thời hạn thông xe
20:45'
Cao tốc Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật trước ngày 19/8, tuy nhiên đến nay dự án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 24/7/2025
20:44'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên hỗ trợ nhà ở cho thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng, hoàn thành trước ngày 27 tháng 7 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh
19:43'
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Đổi xe để sống xanh, cần đồng hành cùng người nghèo
19:26'
Cần có sự đồng hành của nhà nước trong việc hỗ trợ người dân, nhất là những người nghèo trong việc chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức vào hoạt động đúng kế hoạch
19:15'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như tiến độ xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Ninh Bình.