Giá quặng sắt tăng vọt sau gói kích cầu của Trung Quốc
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, giá nhiều mặt hàng trong nhóm kim loại, nông sản và nguyên liệu công nghiệp như: quặng sắt, ngũ cốc, cà phê… tăng vọt trong tuần giao dịch vừa qua.
Sau quyết định hạ lãi suất mạnh tay của Fed, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường đón nhận tín hiệu tích cực về thước đo lạm phát Mỹ PCE (chỉ số giá tiêu dùng cá nhân). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tung ra gói kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế. Những yếu tố này đã đẩy giá kim loại tăng mạnh. Thị trường nông sản và cà phê cũng ngập tràn sắc xanh trong bối cảnh nguồn cung bị đe dọa do thời tiết. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng gần 3% lên 2.210 điểm - mức cao nhất trong vòng hơn hai tháng qua. *Giá quặng sắt tăng vọt sau gói kích cầu của Trung Quốc Khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9, thị trường kim loại đã trải qua tuần khởi sắc khi giá các mặt hàng đồng loạt tăng mạnh, đặc biệt là sự bứt phá hơn 11% của giá quặng sắt. Động thái kích thích kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu đã tạo “cú huých” cho đà tăng giá các mặt hàng ngay từ đầu tuần. Trong đó, giá đồng COMEX tăng 5,91% lên 10.140 USD/tấn, mức cao nhất trong gần ba tháng trở lại đây. Giá quặng sắt cũng bứt phá 11,37% lên mức 102,09 USD/tấn. Cụ thể, trong tuần trước, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch tung ra gói kích thích kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 nhằm vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Gói kích thích này bao gồm hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cắt giảm lãi suất cho vay, phát hành 2.000 tỷ nhân dân tệ (285,2 tỷ USD) trái phiếu đặc biệt, cùng với gói hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản bao gồm giảm chi phí vay lên tới 5.300 tỷ USD cho các khoản thế chấp và nới lỏng các yêu cầu khi mua nhà. Ngoài ra, cam kết của Chính phủ nước này về việc triển khai chi tiêu tài chính cần thiết để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% càng làm tăng kỳ vọng của thị trường về các biện pháp kích thích tài khóa mới. Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà tăng sang tuần thứ ba liên tiếp khi tăng 0,99% lên 31,81 USD/ounce. Giá bạch kim cũng chinh phục lại vùng giá 1.000 USD/ounce khi tăng 3,02%, chốt tuần lại mức 1.022 USD/ounce. Tuần đầu tiên sau quyết định hạ lãi suất mạnh tay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), giá kim loại quý tiếp tục được hưởng lợi và có thời điểm giá bạc đã vượt qua mốc đỉnh hồi tháng 5 và neo lên vùng giá cao nhất 12 năm. Môi trường lãi suất thấp sẽ tiếp tục tạo điều kiện tăng giá tốt cho giá kim loại quý trong năm nay. Ngoài ra, theo dữ liệu Bộ Lao động Mỹ công bố vào cuối tuần, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã giảm về 2,2% trong tháng 8, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Việc lạm phát tại Mỹ vẫn đang trên đà hạ nhiệt về mức 2% càng giúp củng cố cho kỳ vọng FED sẽ thực hiện mức giảm 50 điểm cơ bản nữa vào cuộc họp tháng 11. Thêm vào yếu tố hỗ trợ, giá kim loại quý còn được hưởng lợi khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông, với cuộc tấn công của Israel vào Lebanon đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn.*Giá ngô, lúa mì đồng loạt tăng mạnh
Sắc xanh bao phủ thị trường nông sản trong tuần giao dịch cuối tháng, trong đó, nhóm ngũ cốc đóng vai trò dẫn dắt đà tăng của cả nhóm. Giá ngô hợp đồng tháng 12 ghi nhận mức tăng hơn 4%, trong bối cảnh nguồn cung ở khu vực Nam Mỹ bị đe dọa bởi thời tiết. Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires dự báo sản lượng ngô niên vụ 2024-2025 của Argentina có thể đạt 47 triệu tấn, giảm 5% so với niên vụ trước. Do lợi nhuận ngô mang lại dự kiến thấp hơn so với đậu tương cùng với đó là nguy cơ rầy nâu tiếp tục hoành hành trong năm nay khiến nhiều người nông dân Argentina đã quyết định giảm diện tích canh tác ngô. Argentina là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới, do đó việc sản lượng nước này thấp hơn có thể khiến nguồn cung toàn cầu bị thu hẹp trong thời gian tới. Bên cạnh đó, triển vọng ngô vụ 2 niên vụ 2024-2025 tại Brazil chiếm tới hơn 70% tổng sản lượng ngô hàng năm của nước này cũng khá ảm đạm. Hiện hoạt động trồng đậu tương của Brazil đang bị trì hoãn do tình trạng khô hạn kéo dài và dự báo thời tiết cho thấy các vùng nông nghiệp của nước này sẽ tiếp tục đối mặt với hạn hán trong hai tuần tới. Ngô vụ 2 chỉ gieo trồng sau khi đậu tương được thu hoạch, do đó việc vụ đậu tương bị trì hoãn cũng kéo theo khởi đầu muộn cho ngô vụ 2 và ảnh hưởng đến năng suất tiềm năng. Giá lúa mì hợp đồng tháng 12 đóng cửa tuần cũng tăng hơn 2%. Lực mua được thúc đẩy mạnh mẽ trong các phiên đầu tuần do triển vọng nguồn cung từ khu vực Biển Đen đón nhận tín hiệu xấu. Tuy nhiên, đà tăng của giá lúa mì phần nào bị thu hẹp trong hai phiên cuối tuần trước áp lực chốt lời của thị trường. Hãng tư vấn SovEcon báo cáo, khoảng 8,3 triệu ha ngũ cốc đông đã được trồng ở Nga tính tới 20/9, thấp hơn so với mức 9,3 triệu ha cùng kỳ năm ngoái. Đây là tốc độ gieo trồng vụ đông thấp nhất kể từ năm 2013 trong bối cảnh khô hạn kéo dài khiến hoạt động sản xuất bị trì hoãn và gây lo ngại về triển vọng năng suất. Bên cạnh đó, điều kiện gieo trồng ở Ukraine cũng không thuận lợi do trong nhiều tuần qua không có mưa, phần lớn khu vực nông nghiệp bị khô cằn.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường dầu lao dốc, giá cà phê tiếp tục ‘nóng’
10:50' - 27/09/2024
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến giằng co và phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (26/9).
-
Thị trường
Giá cà phê phá kỷ lục mới, giá kim loại giảm
09:07' - 26/09/2024
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong ngày 25/9. Trên thị trường, hai mặt hàng cà phê liên tiếp phá vỡ kỷ lục.
-
Thị trường
Giá bạc nhảy vọt hơn 10% lên mức đỉnh trong gần hai tháng qua
10:30' - 16/09/2024
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết lực mua mạnh diễn ra trên thị trường hàng hóa nguyên liệu tuần giao dịch qua (9-15/9).Giá nhiều mặt hàng tăng nhờ được hỗ trợ từ yếu tố vĩ mô và cung cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước những lo ngại về căng thẳng thương mại
15:44'
Giá dầu đã giảm trong phiên chiều 22/7 tại châu Á, trước những lo ngại về cuộc chiến thương mại đang manh nha giữa hai nền kinh tế tiêu thụ dầu thô lớn là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Brazil chuyển hướng xuất khẩu thịt bò sang thị trường châu Á
15:40'
Brazil đang xoay hướng sang Trung Quốc và các thị trường châu Á khác khi tìm cách bảo vệ ngành xuất khẩu thịt bò của mình khỏi tác động của mức thuế quan cao hơn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào 1/8.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý
10:48'
Lực bán chiếm ưu thế đã đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,3% về mức 2.240 điểm. Thị trường năng lượng và kim loại tiếp tục trở thành tâm điểm với nhiều diễn biến đáng chú ý.
-
Hàng hoá
Sau trứng, giá thịt bò Mỹ tăng phi mã
10:12'
Sau cơn sốt giá trứng gây chấn động hồi đầu năm nay, người tiêu dùng Mỹ giờ đây lại phải đối mặt với một mặt hàng khác đang tăng giá phi mã - thịt bò.
-
Hàng hoá
Chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu
10:03'
Bộ Công Thương vừa có văn bản khẩn số 1819/TTTN-VP ngày 21/7/2025 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (WIPHA).
-
Hàng hoá
Lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu không gây nhiều tác động đến giá dầu
07:42'
Trong phiên 21/7, giá dầu Brent giảm 7 xu Mỹ, tương đương 0,1%, xuống 69,21 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 14 xu Mỹ, tương đương 0,2%, xuống 67,2 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ giằng co giữa lệnh trừng phạt và rủi ro thuế quan
15:02' - 21/07/2025
Chiều 21/7, giá vàng tại thị trường châu Á giảm nhẹ, trong bối cảnh các nhà giao dịch đánh giá tác động của lệnh trừng phạt mới từ châu Âu đối với nguồn cung dầu của Nga.
-
Hàng hoá
Tăng nguồn cung xơ PSF trong nước để nâng cao giá trị hàng dệt may Việt Nam
11:07' - 21/07/2025
Nguồn xơ PSF của VNPoly sẽ là nguồn cung cấp xơ PSF cho các doanh nghiệp sản xuất sợi cao hơn như Phú Bài, Hòa Thọ, Phú Hưng… để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như EU, Hàn Quốc.
-
Hàng hoá
Dầu thô rớt giá, cà phê tăng vọt
10:14' - 21/07/2025
Hai mặt hàng cà phê tiếp tục gây chú ý cho các nhà đầu tư khi bất ngờ tăng vọt khi vị thế mua ròng từ các quỹ đầu cơ gia tăng trước ngày mức thuế suất 50% áp cho hàng hóa Brazil có hiệu lực.