Giá dầu nối dài đà tăng tuần thứ hai liên tiếp
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý đặc biệt cho các nhà đầu tư khi giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt 12-13% nối dài đà tăng sang tuần thứ hai. Trong khi đó, trên thị trường nguyên liệu công nghiệp, giá đường rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, thị trường năng lượng chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm; trong đó, giá dầu mở rộng đà tăng sang tuần thứ hai liên tiếp với động lực chính từ những biến động địa – chính trị. Cụ thể giá dầu WTI tăng vọt hơn 13%, lên mức 72,9 USD/thùng - mức cao nhất trong vòng hơn 4 tháng trở lại đây, trong khi dầu Brent cũng ghi nhận mức tăng trên 11%, chạm mốc 74,23 USD/thùng.Động lực chính thúc đẩy đà tăng giá dầu tuần qua đến từ căng thẳng địa chính trị leo thang tại Trung Đông. Căng thẳng giữa Israel và Iran bùng phát vào cuối tuần đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu, đặc biệt tại các tuyến hàng hải trọng yếu như eo biển Hormuz, tuyến đường xuất khẩu dầu quan trọng của nhiều nước vùng vịnh.Ngoài ra, động thái bất ngờ từ phía Chính phủ Mỹ khi rút nhân viên khỏi Đại sứ quán tại Baghdad (Iraq) cùng một số nước Trung Đông khác, đồng thời chuẩn bị các phương án sơ tán khỏi các cơ quan ngoại giao với lý do rủi ro an ninh gia tăng, càng làm gia tăng tâm lý bất ổn trên thị trường dầu mỏ.
Trước đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, nước láng giềng với Iraq, đã căng thẳng trở lại xoay quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Hai nước vẫn không thể tìm được tiếng nói chung về hoạt động làm giàu uranium của Iran và phản ứng từ hai phía đều đang cho thấy sự mất dần kiên nhẫn và mong muốn hướng tới một thỏa thuận mới thay thế thỏa thuận đạt được năm 2018.
Nếu đàm phán giữa hai bên đổ vỡ và một thỏa thuận mới không thể được ký kết, nguồn cung từ Iran, nước có sản lượng dầu thô cao thứ ba nhóm OPEC, sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các lệnh trừng phạt của Nhà Trắng.
Bên cạnh đó, những tín hiệu tích cực từ vòng đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tại London cũng góp phần củng cố tâm lý thị trường trong nửa đầu tuần. Theo thỏa thuận vừa đạt được, Trung Quốc sẽ dỡ bỏ các rào cản xuất khẩu đất hiếm và nam châm sang Mỹ, trong khi Mỹ tiếp tục cho phép sinh viên Trung Quốc học tập tại các trường đại học Mỹ; đồng thời, hai bên thống nhất phần nào khôi phục lại các mức thuế quan đã được nhất trí tại Geneva hồi tháng 5
Việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - hai nguồn cầu dầu lớn nhất toàn cầu đạt được tiến triển trong đàm phán đã hỗ trợ đà tăng của giá dầu, khi kỳ vọng về sự phục hồi thương mại và nhu cầu năng lượng được củng cố. Tuy nhiên, tâm lý thận trọng vẫn chi phối thị trường do nhà đầu tư còn lo ngại về khả năng hai nước đạt được một thỏa thuận toàn diện, lâu dài, cũng như những bất ổn còn tồn tại trong quan hệ thương mại song phương.
Áp lực nguồn cung tiếp tục đè năng lên giá đườngTrái ngược với xu hướng chung trên thị trường, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận lực bán áp đảo trên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm. Trong đó, giá đường 11 giảm hơn 2% về mức 355 USD/tấn, mức thấp nhất trong gần 4 năm trở lại đây.
Nguyên nhân chính kéo giá đường lao dốc là triển vọng nguồn cung toàn cầu tiếp tục dồi dào trong niên vụ 2025–2026. Tại Ấn Độ, quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai thế giới, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết sản lượng đường dự kiến tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 35 triệu tấn, nhờ diện tích trồng mía được mở rộng và điều kiện thời tiết thuận lợi. Dự báo của Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho thấy lượng mưa từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay sẽ cao hơn trung bình dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng trồng mía trọng điểm.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil, Văn phòng Ủy ban mía và đường dự báo sản lượng đường niên vụ 2025–2026 đạt 10,05 triệu tấn, nhỉnh hơn so với vụ trước. Dù số liệu này có thể được điều chỉnh sau mùa mưa kết thúc vào tháng 9, triển vọng nguồn cung vẫn được đánh giá là ổn định và bền vững.
Tại Brazil, báo cáo của UNICA dự kiến công bố trong tuần này cũng cho thấy sản lượng mía nghiền tại khu vực Trung Nam trong nửa cuối tháng 5 tăng 1,2% so với cùng kỳ, đạt 45,91 triệu tấn; sản lượng đường tăng 4,7% lên 2,84 triệu tấn. Dù sản lượng tích lũy từ đầu vụ vẫn thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là sự cải thiện đáng kể so với mức giảm 23% ghi nhận hồi đầu vụ. Điều kiện thời tiết tại bang São Paulo - vùng trồng mía lớn nhất Brazil tiếp tục thuận lợi với lượng mưa và nhiệt độ cao hơn trung bình, hỗ trợ cây mía phát triển dù có thể làm chậm tiến độ thu hoạch.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường toàn cầu tiếp tục suy yếu, góp phần kéo dài đà giảm của giá đường. Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu đường lớn nhất thế giới, ghi nhận lượng nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm chỉ đạt 280.000 tấn, giảm mạnh 77,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Mỹ, nhập khẩu đường cũng giảm tới 24% trong cùng kỳ.
Tin liên quan
-
Chính sách mới
Chi tiết quy định thời điểm xuất hóa đơn hàng hoá, dịch vụ từ 01/6/2025
09:18' - 05/06/2025
Nghị định số 70/2025/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ được Chính phủ ban hành ngày 20/3/2025, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần bịt "lỗ hổng" pháp lý để quản lý hiệu quả hàng hoá
19:34' - 17/05/2025
Ngày 17/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu đi lên nhờ kỳ vọng về nhu cầu tại Mỹ và Trung Quốc
15:31' - 16/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên chiều 16/7 nhờ kỳ vọng về nhu cầu mùa Hè tại hai thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày mai 17/7
10:29' - 16/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 17/7, giá xăng bán lẻ được dự báo có thể giảm nhẹ 0,4% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê giảm gần 1,5%
09:07' - 16/07/2025
Thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến lực bán áp đảo trên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm; trong đó, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt suy yếu sau phiên hồi phục đầu tuần.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm sau "tối hậu thư" của Mỹ đối với Nga
08:03' - 16/07/2025
Giá dầu thế giới giảm chưa đến 1% trong phiên ngày 15/7, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hạn chót 50 ngày để Nga chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine và tránh các lệnh trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sau khi Mỹ chưa vội áp lệnh trừng phạt Nga
16:03' - 15/07/2025
Giá dầu giảm chiều 15/7 sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc gia hạn cho Nga thêm 50 ngày để giải quyết tình hình tại Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh sau thông báo từ Nhà Trắng
11:22' - 15/07/2025
Theo ghi nhận từ MXV, lực bán mạnh đã chi phối thị trường năng lượng trong phiên hôm qua khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước phát biểu mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế.
-
Hàng hoá
Áp lực trên thị trường dầu mỏ thế giới giảm dần
08:27' - 15/07/2025
Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 1,15 USD, xuống 69,21 USD/thùng trong phiên 14/7, trong khi giá dầu West Texas Intermediate kỳ hạn của Mỹ giảm 1,47 USD, xuống 66,98 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khởi sắc trong phiên giao dịch đầu tuần mới
16:12' - 14/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á, nối tiếp đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7
11:19' - 14/07/2025
Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.