Giá dầu ăn sẽ tăng khi Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ
Người tiêu dùng toàn cầu không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả nhiều tiền hơn để mua dầu ăn sau khi lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ bất ngờ của Indonesia buộc người mua phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế.
Trong khi đó, nguồn cung dầu ăn đã rơi vào tình trạng thiếu hụt do thời tiết bất lợi và xung đột Nga-Ukraine.
Các nhà quan sát dự đoán quyết định cấm xuất khẩu của Indonesia, nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới sẽ nâng giá tất cả các loại dầu ăn chính bao gồm dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho những người tiêu dùng vốn nhạy cảm với biến động giá cả tại châu Á và châu Phi, khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao hơn. James Fry, Chủ tịch công ty tư vấn hàng hóa LMC International, tại Anh, nhận định quyết định của Indonesia không chỉ ảnh hưởng đến nguồn cung dầu cọ mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thực vật trên toàn thế giới. Dầu cọ - được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm từ bánh ngọt cho đến mỹ phẩm, chất tẩy rửa - chiếm gần 60% các lô hàng dầu thực vật toàn cầu và Indonesia đóng góp khoảng một phần ba tổng lượng dầu thực vật xuất khẩu.Ngày 22/4, “quốc gia vạn đảo” đã công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, cho đến khi có thông báo mới. Động thái nhằm giải quyết tình trạng tăng giá tại thị trường trong nước.
Giá dầu thực vật đã tăng hơn 50% trong sáu tháng qua do tình trạng thiếu hụt nguồn cung dưới tác động của nhiều yếu tố từ tình trạng thiếu lao động tại Malaysia cho đến hạn hán ở Argentina và Canada. Đây là những nước xuất khẩu dầu đậu nành và dầu hạt cải lớn nhất. Thị trường đã từng kỳ vọng vào một vụ mùa hướng dương bội thu từ nhà xuất khẩu hàng đầu Ukraine sẽ giảm bớt tình trạng khan hàng, song chiến dịch đặc biệt của Nga tại Ukraine đã dập tắt những hy vọng này. Các nhà nhập khẩu như Ấn Độ, Bangladesh (Băng-la-đét) và Pakistan (Pa-kix-tan) sẽ cố gắng tăng cường thu mua dầu cọ từ Malaysia, song nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới không thể lấp đầy khoảng trống do Indonesia tạo ra. Indonesia thường cung cấp gần một nửa tổng lượng dầu cọ nhập khẩu của Ấn Độ, trong khi Pakistan và Bangladesh nhập khẩu gần 80% lượng dầu cọ của họ từ Indonesia. Hồi tháng Hai, giá dầu thực vật đã tăng lên mức cao kỷ lục do nguồn cung dầu hướng dương từ khu vực Biển Đen bị gián đoạn./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
09:14' - 25/04/2022
Bộ Công Thương cho biết, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
-
Thị trường
Indonesia kỳ vọng sản lượng và nhu cầu dầu cọ gia tăng trong năm nay
09:08' - 20/04/2022
Các công ty sản xuất dầu cọ ở hạ nguồn Indonesia lạc quan rằng sản lượng và nhu cầu sẽ tăng trưởng trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường lúa gạo chờ “sóng” mới từ nhu cầu thu mua tăng
13:45' - 27/07/2025
Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, một số thương nhân đang tăng cường thu mua lúa gạo từ nông dân để phục vụ cho các hợp đồng trong tương lai.
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51' - 25/07/2025
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49' - 25/07/2025
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14' - 25/07/2025
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00' - 25/07/2025
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá quặng sắt giảm 0,85%
09:38' - 24/07/2025
Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng, thị trường thép toàn cầu đang chứng kiến áp lực lớn lên dòng chảy thương mại, đồng thời nhu cầu yếu kéo dài đè nặng lên giá quặng sắt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ngày càng hạ nhiệt
07:58' - 24/07/2025
Trong phiên 23/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 8 xu Mỹ, tương đương 0,12%, xuống 68,51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 6 xu Mỹ, tương đương 0,09%, xuống 65,25 USD/thùng.