Fed cảnh báo tác động tiêu cực từ chính sách thuế quan của Mỹ
Đánh giá về các biện pháp thuế quan gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (tức Ngân hàng trung ương - Fed), ông Michael Barr cho rằng những biện pháp như vậy là "chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại", đồng thời bày tỏ quan ngại những biện pháp này có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng lạm phát và kìm hãm tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu ngày 9/5 tại thủ đô Reykjavik của Iceland, ông Michael Barr nhận định: "Việc tăng thuế có thể gây ra sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra áp lực lạm phát kéo dài". Theo ông Barr, quy mô và phạm vi của các mức thuế mới "chưa từng có” trong thời kỳ hiện đại, song lưu ý hiện vẫn chưa rõ những chính sách thuế quan cuối cùng sẽ như thế nào cũng như tác động thực tế đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.
Ông Barr, người từng là Phó Chủ tịch của Fed phụ trách giám sát các ngân hàng, khẳng định Fed vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ phù hợp và sẵn sàng ứng phó trước tình hình thay đổi hiện nay.
Trước đó, ngày 7/5, trong tuyên bố đưa ra sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Fed cho biết các nhà hoạch định chính sách của tổ chức này nhất trí giữ nguyên lãi suất tiêu chuẩn ở mức 4,25- 4,5%, vốn đã được duy trì từ tháng 12/2024, cho đến khi hiểu rõ hơn về hướng đi của nền kinh tế.
Liên quan đến vấn đề thuế quan, hiện chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tiếp tục triển khai đàm phán thương mại với các đối tác. Sau khi Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Nhà Trắng công bố mức thuế quan trên diện rộng hồi đầu tháng 4 vừa qua, chính quyền Mỹ và các đối tác đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán.
Các nguồn tin ngày 9/5 cho biết, chính phủ Ấn Độ đã đề xuất giảm khoảng cách thuế quan trung bình giữa hai nước từ gần 13% xuống dưới 4%, nhằm đổi lấy việc được miễn trừ khỏi các đợt tăng thuế hiện tại và trong tương lai của chính quyền Tổng thống Trump.
Đề xuất nói trên của Ấn Độ bao gồm việc quốc gia Nam Á này xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 60% dòng thuế ngay trong giai đoạn đầu của thỏa thuận mà hai nước đang thương lượng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đề xuất mở rộng tiếp cận thị trường ưu đãi đối với gần 90% hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm các mặt hàng như máy bay và phụ tùng, thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, xe ô tô hạng sang và xe điện, rượu vang và rượu whisky cùng với một số sản phẩm nông nghiệp.Đổi lại, New Delhi mong muốn Mỹ miễn toàn bộ các mức thuế hiện hành và có thể áp dụng trong tương lai. Bên cạnh việc miễn thuế, Ấn Độ cũng đã yêu cầu được tiếp cận thị trường ưu đãi cho các ngành xuất khẩu chính của nước này bao gồm đá quý và đồ trang sức, các sản phẩm dệt may, nhựa, hóa chất, hạt có dầu, tôm và các sản phẩm thuộc ngành làm vườn như chuối và nho. Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn được hưởng quy chế tương tự như các đồng minh thân cận của Washington như Anh, Nhật Bản và Australia trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược gồm trí tuệ nhân tạo, viễn thông, công nghệ sinh học, dược phẩm và chất bán dẫn.
Một nguồn tin cho biết, vào tháng 5 này, một phái đoàn của Ấn Độ có thể sẽ tới Mỹ để thúc đẩy tiến trình đàm phán. Trong khi đó, Bộ Thương mại Ấn Độ chưa đưa ra bình luận về những thông tin trên.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất
08:47' - 08/05/2025
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch 7/5 sau khi Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5%, kèm với cảnh báo về rủi ro gia tăng đối với các mục tiêu về lạm phát và thất nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo lạm phát và thất nghiệp gia tăng
08:07' - 08/05/2025
Ngày 7/5, sau cuộc họp chính sách trong 2 ngày, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cảnh báo về rủi ro ngày càng gia tăng đối với mục tiêu lạm phát và thất nghiệp của cơ quan này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hình mẫu về kiểm soát hiệu quả rủi ro và bảo vệ lợi ích quốc gia, khu vực
17:41'
Việt Nam có thể đóng góp vào nỗ lực duy trì vai trò trung tâm của ASEAN bằng cách tiếp tục giữ vai trò của một thành viên tích cực, thông qua việc dẫn dắt các nỗ lực duy trì luật pháp quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế riêng của ASEAN
12:34'
Theo ông Harry Hoang OAM, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định bền vững trong suốt 30 năm qua, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giới đầu tư – những người đang “nhắm” tới ASEAN.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam đóng vai trò điều hòa, xây dựng cầu nối trong ASEAN
13:55' - 26/07/2025
Giáo sư Ruhanas Harun – Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc phòng Malaysia (UPNM) – cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò điều hòa trong ASEAN khi có những quan điểm xung đột.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khu vực
13:32' - 26/07/2025
Việt Nam là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và ngày càng trở thành ngôi sao sáng của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo chí Maroc: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc quan hệ hai nước
09:53' - 26/07/2025
Truyền thông Maroc đồng loạt đưa tin và đánh giá tích cực chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn tới Vương quốc Maroc từ ngày 24 - 27/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Phi
09:27' - 26/07/2025
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn được mô tả là “lịch sử”, không chỉ bởi quy mô lớn của đoàn Việt Nam mà còn bởi cam kết chính trị cao từ cả phía Senegal và Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22' - 25/07/2025
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.