EU đẩy nhanh tiến trình chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga
Động thái này được xem là bước đi chiến lược nhằm tăng cường độc lập về năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU), đồng thời củng cố an ninh kinh tế và giảm thiểu rủi ro địa chính trị phát sinh từ sự lệ thuộc lâu dài vào nguồn cung từ Nga.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhấn mạnh châu Âu quyết tâm khép lại vĩnh viễn kỷ nguyên phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga, hướng tới một hệ thống năng lượng xanh, bền vững và tự chủ hơn.
Đề xuất được đưa ra lần này là sự tiếp nối Lộ trình REPowerEU được cập nhật trong tháng 5 vừa qua, nhằm điều phối hành động của toàn EU trong việc từng bước giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga theo cách thức hài hòa, đồng thuận và trên tinh thần đoàn kết nội khối.Ủy ban châu Âu khẳng định EU hoàn toàn có khả năng loại bỏ dần khí đốt của Nga mà không gây xáo trộn lớn đối với thị trường, nhờ hệ thống hạ tầng nhập khẩu ngày càng hiện đại, thị trường nội khối được kết nối chặt chẽ và việc có sẵn các nguồn cung thay thế đáng tin cậy trên thị trường toàn cầu.
Theo nội dung đề xuất, các hợp đồng nhập khẩu khí đốt mới từ Nga sẽ bị cấm bắt đầu từ ngày 1/1/2026. Các hợp đồng ngắn hạn đang còn hiệu lực sẽ phải chấm dứt muộn nhất là vào ngày 17/6/2026, trừ một số trường hợp đặc biệt có liên quan đến các quốc gia không giáp biển, vốn có thể tiếp tục thực hiện các hợp đồng dài hạn cho tới cuối năm 2027.
Từ thời điểm đó trở đi, tất cả hoạt động nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra, các dịch vụ tại cảng LNG dành cho các công ty Nga hoặc do Nga kiểm soát cũng sẽ bị cấm nhằm bảo đảm công suất hạ tầng được phân bổ cho các nhà cung cấp thay thế, qua đó nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của thị trường năng lượng EU.
Quy trình loại bỏ việc phụ thuộc vào năng lượng Nga được xây dựng theo hướng từng bước, bảo đảm sự ổn định và tính linh hoạt trong triển khai, đồng thời hạn chế tối đa tác động bất lợi đến giá cả cũng như an ninh năng lượng.
EC cam kết hỗ trợ các quốc gia thành viên trong toàn bộ quá trình chuyển đổi, đặc biệt thông qua việc phối hợp với Cơ quan EU về Hợp tác các Cơ quan quản lý năng lượng (ACER) để giám sát tiến độ và đánh giá các tác động thực tế.
Trong trường hợp an ninh năng lượng của một hoặc nhiều quốc gia thành viên bị đe dọa, Ủy ban châu Âu có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, đề xuất trên cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường tính minh bạch và giám sát nguồn gốc khí đốt, theo đó các doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt Nga sẽ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho Ủy ban châu Âu, bao gồm cả lộ trình vận chuyển và nguồn gốc thực tế của khí đốt, nhằm bảo đảm việc thực hiện hiệu quả lệnh cấm và ngăn chặn các hành vi lách luật.
Đề xuất này sẽ được chuyển tới Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu để xem xét theo cơ chế đồng quyết định. Việc thông qua đề xuất trên sẽ cần đạt được đa số phiếu ủng hộ của Hội đồng châu Âu, đồng thời nhận được sự phê chuẩn từ Nghị viện.
Trong Tuyên bố Versailles được thông qua hồi tháng 3/2022, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về việc loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Kể từ đó, Kế hoạch REPowerEU được EC triển khai trong tháng 5/2022 đã mang lại những kết quả đáng kể, tuy nhiên, trong năm 2024, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga có dấu hiệu tăng trở lại.
Vào tháng 5/2025, EC đã công bố Lộ trình REPowerEU sửa đổi, xác định rõ thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng Nga như một cam kết chính trị then chốt của EU.
Việc thúc đẩy độc lập năng lượng, giảm phụ thuộc vào bên ngoài và phát triển hệ thống năng lượng xanh không chỉ mang ý nghĩa chiến lược mà còn là trụ cột trong nỗ lực bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển bền vững cho toàn khối EU trong những thập kỷ tới.
Nguồn:
- Từ khóa :
- Châu âu
- liên minh châu âu
- khí đốt
- khí đốt của nga
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
EU tăng tốc cắt giảm khí đốt Nga trước năm 2027
05:30' - 01/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố lộ trình chi tiết về kế hoạch chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt từ Nga trước năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi sẽ mua khí đốt từ Mỹ
08:34' - 27/05/2025
Nam Phi có kế hoạch mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ trong một thỏa thuận được đề xuất trị giá khoảng 1 tỷ USD một năm đạt được sau cuộc gặp gỡ của Tổng thống hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Brazil ngừng sản xuất thịt bò xuất khẩu sang Mỹ
07:32'
Ngày 15/7, các nhà máy chế biến thịt tại Brazil bắt đầu ngừng sản xuất các lô hàng thịt bò xuất khẩu sang Mỹ.
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.