EU đẩy nhanh tiến trình chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng Nga trước năm 2028
Động thái này được xem là bước đi chiến lược nhằm tăng cường độc lập về năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU), đồng thời củng cố an ninh kinh tế và giảm thiểu rủi ro địa chính trị phát sinh từ sự lệ thuộc lâu dài vào nguồn cung từ Nga.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh châu Âu quyết tâm khép lại vĩnh viễn kỷ nguyên phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga, hướng tới một hệ thống năng lượng xanh, bền vững và tự chủ hơn.Từ thời điểm đó trở đi, tất cả hoạt động nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả qua đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), sẽ chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra, các dịch vụ tại cảng LNG dành cho các công ty Nga hoặc do Nga kiểm soát cũng sẽ bị cấm, nhằm bảo đảm công suất hạ tầng được phân bổ cho các nhà cung cấp thay thế, qua đó nâng cao khả năng chống chịu và phục hồi của thị trường năng lượng EU.
Quy trình loại bỏ được xây dựng theo hướng từng bước, bảo đảm sự ổn định và tính linh hoạt trong triển khai, đồng thời hạn chế tối đa tác động bất lợi đến giá năng lượng cũng như an ninh cung cấp. EC cam kết hỗ trợ sát sao các quốc gia thành viên trong toàn bộ quá trình chuyển đổi, đặc biệt thông qua việc phối hợp với Cơ quan EU về Hợp tác các Cơ quan quản lý năng lượng (ACER) để giám sát tiến độ và đánh giá các tác động thực tế. Trong trường hợp an ninh năng lượng của một hoặc nhiều quốc gia thành viên bị đe dọa, EC có thể đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, đề xuất cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường minh bạch và giám sát nguồn gốc khí đốt. Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt Nga sẽ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho EC, bao gồm cả lộ trình vận chuyển và nguồn gốc thực tế của khí đốt, nhằm bảo đảm việc thực hiện hiệu quả lệnh cấm và ngăn chặn các hành vi lách luật. Đề xuất này sẽ được chuyển tới Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu để xem xét theo cơ chế đồng quyết định. Việc thông qua sẽ cần đạt được đa số đủ điều kiện tại Hội đồng, đồng thời nhận được sự phê chuẩn từ Nghị viện. Trong Tuyên bố Versailles được thông qua vào tháng 3/2022, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về việc loại bỏ dần sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Kể từ đó, Kế hoạch REPowerEU được EC triển khai vào tháng 5/2022 đã mang lại những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2024, lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga có dấu hiệu tăng trở lại. Vào tháng 5/2025, EC đã công bố Lộ trình REPowerEU sửa đổi, xác định rõ thời điểm chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng Nga như một cam kết chính trị then chốt của Liên minh. Việc thúc đẩy độc lập năng lượng, giảm phụ thuộc vào bên ngoài và phát triển hệ thống năng lượng xanh không chỉ mang ý nghĩa chiến lược mà còn là trụ cột trong nỗ lực bảo đảm an ninh, ổn định và phát triển bền vững cho toàn khối EU trong những thập kỷ tới.- Từ khóa :
- eu
- châu âu
- nga
- năng lượng xanh
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Ukraine
13:02' - 15/06/2025
Tuyên bố được ông Putin đưa ra trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
EU áp thuế nhập khẩu mới đối với phân bón từ Nga
20:14' - 12/06/2025
Ngày 12/6, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức phê duyệt áp thuế mới đối với phân bón nhập khẩu từ Nga, dù vấp phải sự phản đối của một bộ phận nông dân châu Âu.
-
Chuyển động DN
WinMart ra mắt "Russia Corner" - Tinh hoa văn hóa Nga tại siêu thị Việt
16:18' - 12/06/2025
Ngày 12/06/2025 - WinCommerce (thành viên của Tập đoàn Masan) phối hợp cùng Tập đoàn Magnit và các nhà phân phối hàng đầu đã ra mắt Russia Corner tại WinMart Royal City.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành chuẩn hóa an toàn xe đạp điện
20:02' - 24/07/2025
Trung Quốc vừa ban hành một loạt hướng dẫn nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả các tiêu chuẩn an toàn quốc gia mới mang tính bắt buộc đối với xe đạp điện (e-bike).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Đức thúc đẩy việc phê chuẩn EVIPA với Việt Nam
16:07' - 24/07/2025
Chính phủ Liên bang Đức đã chính thức trình Quốc hội CHLB Đức để phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cảnh báo áp thuế 50% nếu các đối tác không mở cửa thị trường
10:59' - 24/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng sức ép đối với các đối tác thương mại khi tuyên bố áp đặt mức thuế quan từ 15 - 50% đối với các nước không mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra tối hậu thư thương mại trước hạn chót 1/8
10:28' - 24/07/2025
Trước thời hạn ngày 1/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các mức thuế quan đối ứng sẽ không dưới 15%. Phát biểu này cho thấy mức sàn thuế quan đối ứng của Mỹ đang được nâng lên.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Anh sắp ký kết FTA
08:03' - 24/07/2025
Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương lên 120 tỷ USD vào năm 2030, gần gấp đôi con số hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán toàn cầu khởi sắc sau thỏa thuận thương mại Mỹ - Nhật
07:23' - 24/07/2025
Bên cạnh thỏa thuận với Nhật Bản, Mỹ cũng đã đạt thỏa thuận với Indonesia và Philippines, làm dấy lên hy vọng rằng nhiều quốc gia khác sẽ nối gót kết thúc đàm phán trước hạn chót ngày 1/8.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại về thỏa thuận thương mại với Nhật Bản
17:28' - 23/07/2025
Hội đồng Chính sách Ô tô Mỹ, tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất ô tô lớn của Detroit như General Motors, Ford và Stellantis, mới đây đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận thương mại của Mỹ với Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường
16:36' - 23/07/2025
Đáng chú ý, đợt nắng nóng dữ dội hồi tháng 6 vừa qua đã khiến băng tuyết trên dãy Alps tan nhanh bất thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước tại nhiều trạm nghỉ chân trên núi.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm thúc đẩy sử dụng xe điện tại các nước
16:35' - 23/07/2025
Việc thúc đẩy sử dụng xe điện nhằm giảm phát thải khí nhà kính và phát triển giao thông bền vững đang được nhiều nước trên thế giới như Nga, Đức, Ấn Độ, Israel triển khai như thế nào?