ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ"
Trong 13 tháng qua, ECB đã thực hiện 7 lần cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt từ mức đỉnh sau đại dịch COVID-19, để vực dậy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), vốn đã gặp nhiều khó khăn ngay cả trước khi các chính sách kinh tế và thương mại khó lường của Mỹ giáng thêm một đòn mạnh.
Khi lạm phát hiện đã ổn định quanh mức mục tiêu 2% và việc cắt giảm lãi suất được nhiều nhà hoạch định chính sách báo hiệu trước, quyết định ngày 5/6 được dự báo sẽ không gây nhiều tranh cãi. Thay vào đó, sự chú ý sẽ đổ dồn vào những tín hiệu mà Chủ tịch ECB Christine Lagarde có thể đưa ra về định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Giới đầu tư hiện đã tính đến khả năng ECB sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất vào tháng 7/2025. Một số nhà hoạch định chính sách cũng ủng hộ việc tạm nghỉ này để ECB có thời gian đánh giá lại tác động của những bất ổn và biến động chính sách đặc biệt cả trong và ngoài khu vực lên triển vọng kinh tế. Trong ngắn hạn, lạm phát có thể giảm, thậm chí xuống dưới mục tiêu của ECB. Tuy nhiên, chi tiêu gia tăng và các rào cản thương mại ngày càng lớn có thể làm gia tăng áp lực giá trong giai đoạn sau. Một yếu tố phức tạp nữa là chính sách tiền tệ thường có độ trễ từ 12 tháng đến 18 tháng mới tác động lên nền kinh tế. Do đó, các biện pháp hỗ trợ được thông qua ở thời điểm hiện tại có thể chỉ phát huy tác dụng khi khối này không còn thực sự cần đến chúng nữa. Việc cắt giảm lãi suất vào ngày 5/6 sẽ đưa lãi suất tiền gửi xuống còn 2%. Đây là mức được ECB coi là "trung tính", tức là không còn kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế nhưng cũng chưa đủ để kích thích kinh tế. ECB được cho là sẽ hạ cả dự báo tăng trưởng và lạm phát cho năm 2026. Trước đó, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB, ông Joachim Nagel, cho biết ECB đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2%, nhưng bất ổn gia tăng khiến việc dự đoán các động thái lãi suất trong tương lai trở nên khó khăn và đòi hỏi sự linh hoạt tối đa. Ông Nagel nhấn mạnh các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn. Ông cho biết, trong khi căng thẳng thương mại sẽ làm giảm tăng trưởng ở Đức và Eurozone, tác động lên lạm phát lại ít rõ ràng hơn. Kinh tế Eurozone đã gây ngạc nhiên với mức tăng trưởng 0,3% vào đầu năm 2025. Tuy nhiên, khối này vẫn chưa cảm nhận hết toàn bộ tác động của thuế quan Mỹ. Dữ liệu cho thấy hoạt động của khu vực tư nhân bất ngờ giảm trong tháng 5/2025 do ngành dịch vụ ghi nhận hiệu suất tồi tệ nhất trong 16 tháng. Ông Nagel cho rằng các dự báo kinh tế sắp tới của ECB sẽ kém chính xác do bất ổn thương mại, nhưng xu hướng chung là kinh tế châu Âu, đặc biệt là Đức, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Trong khi đó, lạm phát có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với dự kiến gần đây, tùy thuộc vào diễn biến của tranh chấp thương mại và các yếu tố khác như tỷ giá hối đoái, giá dịch vụ và những gói tài khóa. Trong khi đó, ông Piero Cipollone, thành viên ban điều hành ECB, nhận định một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể làm giảm cả tăng trưởng kinh tế lẫn lạm phát tại Eurozone, đồng thời tạo nên tác động suy thoái không thể phủ nhận đối với các quốc gia tham gia. Theo ông Cipollone, bất ổn gia tăng trong chính sách thương mại gần đây có thể khiến đầu tư kinh doanh của Eurozone giảm khoảng 1,1% trong năm đầu tiên và tăng trưởng GDP thực giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm trong giai đoạn 2025-2026. Ông nói thêm rằng những biến động trên thị trường tài chính có thể khiến tăng trưởng GDP giảm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào năm 2025. Ông Cipollone cho rằng các ngân hàng trung ương cần chuẩn bị cho kịch bản dòng vốn bị dừng đột ngột, gián đoạn thanh toán và biến động trên thị trường tiền tệ bằng cách lập những kế hoạch dự phòng và khung quản lý khủng hoảng mạnh mẽ. Đồng thời, ông cho rằng các nền kinh tế lớn nên tìm kiếm các giải pháp thay thế cho chủ nghĩa bảo hộ. Ngày 17/4 vừa qua, ECB đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ bảy kể từ tháng 6/2024 nhằm hỗ trợ nền kinh tế của Eurozone đang gặp khó khăn và chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan của Mỹ. Cụ thể, ECB đã giảm lãi suất tiền gửi từ 2,5% xuống còn 2,25%. Đây là ngưỡng trần trong khung 1,75% - 2,25% mà ECB xác định là "trung lập", không thúc đẩy cũng không hạn chế hoạt động kinh tế. Trước đó, đầu tháng 6/2024, ECB đã cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống còn 3,75% và sau đó tạm dừng vào tháng 7/2024 và tháng 8/2024. Đến tháng 9/2024, ECB lại cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,5%. Và tiếp theo ECB đã cắt giảm lãi suất tiền gửi thêm 5 lần nữa, xuống mức 2,25% như hiện nay.Nguồn: http://baotintuc.vn/the-gioi/ecb-du-kien-tiep-tuc-ha-lai-suat-he-lo-kha-nang-tam-nghi-20250605095644364.htm
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
9 ngân hàng thương mại cho vay lãi suất thấp hơn 2% đối với người trẻ mua nhà ở xã hội
16:08' - 03/06/2025
Trong 5 năm đầu vay vốn kể từ ngày giải ngân đầu tiên, lãi suất cho vay được áp dụng thấp hơn 2% so với lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân bằng VND của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.
-
Tài chính & Ngân hàng
Những dự báo về khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2025
20:36' - 02/06/2025
Khả năng Fed cắt giảm lãi suất vẫn có thể diễn ra vào cuối năm, ngay cả khi chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump có thể đẩy lạm phát tăng, đồng thời gây áp lực lên thị trường lao động.
-
Ngân hàng
Ngân hàng nhỏ tung lãi suất "khủng", Big4 vẫn giữ mặt bằng thấp
15:47' - 02/06/2025
Dù mặt bằng lãi suất nhìn chung không biến động lớn, nhưng nhiều ngân hàng vẫn triển khai các gói lãi suất “khủng” đi kèm điều kiện chặt chẽ, nhắm đến các khách hàng có nguồn vốn rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
PGBank lên kế hoạch "lấn sân" sang mảng bảo hiểm, chứng khoán
15:43'
Việc PGBank mở rộng hoạt động sang bảo hiểm và chứng khoán không chỉ nhằm đáp ứng trọn gói các nhu cầu tài chính mà còn để tăng thêm nguồn thu từ hoạt động đầu tư, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng biến động trái chiều: Dự báo xu hướng tăng nhẹ vào cuối năm
14:25'
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng vẫn tiếp tục giảm lãi suất huy động trong tháng 7.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu bằng đồng euro bùng nổ tại các nền kinh tế mới nổi
10:08'
Các thị trường mới nổi đã huy động được 89 tỷ euro thông qua phát hành trái phiếu bằng đồng tiền chung châu Âu, trong đó lượng phát hành trái phiếu từ các chính phủ đã vượt tổng cả năm 2024.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiền số “lên đời” sau khi Mỹ thông qua loạt luật mới
07:59' - 21/07/2025
Các nhà phân tích tại công ty quản lý tài sản tư nhân Bernstein thậm chí còn dự báo Bitcoin có thể đạt 200.000 USD vào cuối năm nay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Sàn tiền ảo Hàn Quốc lao đao vì vốn rút sang chứng khoán nội địa
08:59' - 20/07/2025
Mặc dù Bitcoin liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục mới trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung sự quan tâm của những nhà đầu tư vẫn còn khá yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng lớn lạc quan hơn về triển vọng lợi nhuận
08:02' - 19/07/2025
Chỉ sau một quý, tình hình của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã có sự khác biệt lớn, từ một bầu không khí ảm đạm bao trùm đã được thay thế bằng sự lạc quan thận trọng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38' - 18/07/2025
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.