Dừa Việt Nam sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô
Sáng 13/12, tại Bến Tre, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa”. Diễn đàn là cầu nối chiến lược trong chuỗi giá trị dừa, để các bên liên quan cùng nhau nắm bắt cơ hội hợp tác, đổi mới phương thức sản xuất và tận dụng tối đa các tiềm năng từ thị trường trong và ngoài nước, đưa ngành dừa Việt Nam vươn lên, sẵn sàng chinh phục cột mốc tỷ đô.
Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre có 133 vùng trồng dừa được cấp 133 mã số với diện tích hơn 8.300 ha. Tỉnh có 14 doanh nghiệp được cấp mã số cơ sở đóng gói xuất khẩu dừa tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Mỗi năm, xuất khẩu dừa mang về cho tỉnh Bến Tre hơn 350 triệu USD.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700 ha. Tỉnh hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc… Theo ông Đức, để trồng dừa hữu cơ và quản lý hiệu quả việc cấp mã số vùng trồng, Bến Tre đã quyết liệt đưa việc phát triển dừa vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh lấy việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất làm nền tảng để phát triển cây dừa. Bởi lẽ, khi chuỗi liên kết lớn mạnh mới huy động được sự vào cuộc của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, nông dân. Dừa là 1 trong 6 đối tượng nằm trong Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT năm 2024. Đề án đặt mục tiêu, đến năm 2030, diện tích dừa khoảng 195.000-210.000 ha; vùng trồng dừa trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 170.000 - 175.000 ha, còn lại là vùng Duyên hải Nam Trung bộ, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ... Hiện nay, ngành dừa Việt Nam, với diện tích gần 200.000 ha, đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung. Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024. Những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.Riêng Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, hàng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỷ quả dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỷ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
Tại diễn đàn, nhận định về cơ hội và thách thức tại thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hàng đầu của nước ta đánh giá, thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức. Về thuận lợi, Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa. Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương. Việt Nam là quốc gia có sản lượng dừa lớn, đặc biệt từ Bến Tre và các tỉnh miền Tây, đảm bảo khả năng cung cấp ổn định cho thị trường. Tuy nhiên, ông Nguyễn Phong Phú cho rằng, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý...Kết luận diễn đàn, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cho rằng, từ khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa dừa vào danh mục các cây công nghiệp chủ lực đã giúp ngành hàng dừa có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, khi các Hiệp định thương mại được ký kết, thuế suất xuất khẩu dừa giảm xuống còn 0% vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức nếu chúng ta không có chiến lược cụ thể. Do đó, hiện nay, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách phát triển ngành dừa, các địa phương cần tận dụng các chính sách này để hỗ trợ hoạt động sản xuất của người dân.
Về phía các doanh nghiệp Việt, trong nước đã có nguồn nguyên liệu chất lượng cao thì phải có chiến lược nâng giá bán sản phẩm ở các thị trường, để lấy phần gia tăng đó quay trở lại hỗ trợ giá mua cho người dân.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành dừa Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng vượt bậc
15:38' - 12/12/2024
Ngày 12/12, tại Bến Tre, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) phối hợp với Hiệp hội Dừa Việt Nam tổ chức hội thảo Coconext 2024 với chủ đề nâng tầm chuỗi giá trị ngành dừa Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Trà Vinh sẽ phát triển diện tích trên 28.000 ha dừa
08:30' - 10/12/2024
Trà Vinh cũng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, ẩm thực gắn với các sản phẩm OCOP từ cây dừa, nhất là dừa sáp; nghiên cứu hương vị từ dừa sáp để sản xuất một số loại sản phẩm đặc trưng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ xuất khẩu
10:56' - 21/11/2024
Đến nay, diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Bến Tre 20.781,6 ha, đạt 103,9% so với kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội đầu tư “xanh hóa” ngành điện và năng lượng sạch
15:50'
Sự phát triển của Việt Nam yêu cầu ngành điện và các tổ chức liên quan phải đáp ứng đồng bộ và đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành lẫn nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. HCM tìm lời giải cho tăng trưởng công nghiệp
15:05'
Ngày 17/7, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc tế (BCEC), Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Động lực phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – Từ tiềm năng đến hành động”.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng
13:51'
Sau hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.
-
Kinh tế Việt Nam
Bầu Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
13:51'
Sáng 17/7, Kỳ họp thứ 29 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026 hoàn tất các thủ tục bãi nhiệm, miễn nhiệm và bầu bổ sung nhiều chức danh lãnh đạo chủ chốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh có khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong năm 2025
13:50'
Ngày 17/7, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Văn Út yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 10%.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong phân bổ nguồn lực
13:49'
Sáng 17/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính và các tập đoàn, tổng công ty, lấy ý kiến vào 3 dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật số 68/2025/QH15.
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nhiệm vụ ngành xây dựng và giao thông trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
13:12'
Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Bộ Xây dựng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tiếp tục thông tin bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân
13:12'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai xác định giải ngân vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng 2 con số
12:44'
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đồng Nai để cùng các ngành, các địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đạt hai con số.