Đưa tinh hoa hàng Việt hoà vào dòng chảy thương mại toàn cầu
Thị trường thương mại điện tử toàn cầu được dự báo sẽ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ với mức doanh thu dự kiến đạt 7,4 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Thông tin được bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhấn mạnh tại Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 - Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” diễn ra sáng 22/5 tại Hà Nội. Sự kiện do Amazon Global Selling Việt Nam (AGS VN) và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp tổ chức.
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát mạnh mẽ và trở thành cấu phần quan trọng của nền kinh tế số tại Việt Nam. Doanh số thương mại điện tử bán lẻ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 20% trong 10 năm qua, đưa Việt Nam lọt top những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất khu vực và thế giới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” là một sáng kiến của Amazon Global Selling Việt Nam (AGS VN) và được sự bảo trợ của với mục tiêu hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2022 - 2026, từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua thương mại điện tử. Thời gian qua, với sự kết nối hiệu quả từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng với Amazon Global Selling, doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường toàn cầu nhờ thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Cục đang triển khai nhóm giải pháp xây dựng thị trường thương mại điện tử và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng trong lĩnh vực này. Bên cạnh những hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy tiêu thụ nội địa các sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử cũng được Cục chú trọng.
Hiện tại, Cục đang phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố (Sở Công Thương) triển khai chuỗi các hoạt động liên kết vùng trong phát triển, đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử cho các địa phương, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi số; quảng bá sản phẩm đặc trưng địa phương trên Sàn Việt và các nền tảng số.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cũng cho biết, tại miền Bắc, với lợi thế vị trí địa lý chiến lược dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu trong và ngoài nước để phục vụ quá trình sản xuất, cơ sở hạ tầng logistic đã và đang được chú trọng phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phát huy để đa dạng hóa mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới, là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt may, đồ gia dụng...
Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc vì một số nguyên nhân như: Nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới còn chưa đáp ứng được yêu cầu; thiếu thông tin về xu hướng các quy định liên quan của thị trường nước ngoài; các kỹ năng, kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu trong thương mại điện tử xuyên biên giới còn nhiều hạn chế.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Gijae Seong - Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho hay, là đơn vị tiên phong với 5 năm đặc nền móng và thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, Amazon Global Selling quan sát và nhận thấy rõ năng lực sản xuất, quá trình chuyển đổi số cũng như tinh thần khởi nghiệp năng động trong nước. Đây là cơ hội để Amazon Global nắm bắt và mở khoá kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp địa phương.
Sau 5 năm Amazon Global Selling tổng hợp và công bố 5 xu hướng phát triển quan trọng, đặt nền móng cho ngành xuất khẩu qua thương mại điện tử sôi động, mở ra cơ hội tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp Việt. Cụ thể, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng trên 300% trong 5 năm qua. Cùng đó, thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng thành công của doanh nghiệp Việt.
Đặc biệt, trong thời gian này, số lượng đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình đăng ký thương hiệu của Amazon tăng gấp 35 lần. Đáng lưu ý, doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ và tinh giản quá trình mở rộng, vận hành kinh doanh toàn cầu. Mặt khác đa dạng danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất.
Theo ông Gijae Seong, chương mới của Amazon Global Selling là thúc đẩy cất cánh thương mại điện tử Việt Nam tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm gồm ươm mầm nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho Việt Nam; thúc đẩy mạng lưới cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới; kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương; quảng bá thưng hiệu Việt ra thế giới.
Đại diện cho phía doanh nghiệp, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam bày tỏ, dệt may là ngành phát triển nhanh, có kim ngạch xuất khẩu trên 40 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Bangladesh. Đáng lưu ý, năm 2023 là năm cực kỳ khó khăn với ngành dệt may bởi xuất khẩu giảm tới 10%. Tuy nhiên, bước qua năm 2024 xuất khẩu đã xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực. Do đó, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD và với tốc độ tăng trưởng như hiện nay hoàn toàn có thể tự tin xuất khẩu sẽ cán đích.
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn còn nhiều điểm khó như thương hiệu còn ít; chủ yếu gia công. Bởi vậy, để thương hiệu dệt may Việt Nam đến với người tiêu dùng thế giới vẫn còn nhiều việc để làm như thay đổi phương thức xuất khẩu mà một trong những phương thức rất mới là ứng dụng thương mại điện tử. Hơn nữa, dệt may cũng là 1 trong 5 ngành có kết quả xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới khá tốt bằng cách đi trực tiếp tới người tiêu dùng, sản lượng nhỏ lẻ nhưng đây là phương tiện đến nhanh nhất tới người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu tốt nhất trên không gian mạng.
Với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương và Amazon Global Selling đã giúp đào tạo nâng cao năng lực, tìm hiểu nghiên cứu kỹ thị hiếu của người dân tại thị trường đó; cung cấp sản phẩm phù hợp với thị trường. Cùng đó, qua thương mại điện tử đến với khách hàng trực tiếp và khẳng định vi trí dệt may việt Nam bằng chất lượng, giá trị và giá cả tốt nhất. Bởi vậy, với ước mơ ấp ủ việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Việt trên thương mại điện tử trên sân chơi toàn cầu để tiếp cận tốt hơn, nhanh hơn với khách hàng thế giới được kỳ vọng sớm thực hiện.
Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm phát triển Thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) khẳng định, tới đây sẽ phối hợp với Amazon Global Selling đào tạo và tập huấn quá trình xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới. Cùng đó, đào tạo hướng tới từ vấn đề cơ bản, chuyên sâu. Đặc biệt, nâng cao hơn chất lượng đào tạo, định hướng đào tạo liên kết theo ngành nghề như làm đẹp, làm bếp, chăm sóc sức khoẻ; đào tạo khoảng 2.000 doanh nghiệp với các kỹ năng chuyên sâu đáp ứng được nhu cầu để gia tăng xuất khẩu.
Nhằm giải quyết những khó khăn thách thức, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng xuất khẩu của hàng Việt, đưa thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành một trong những yếu tố giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh quốc tế, các diễn giả tại hội nghị cho rằng cần sự phối hợp chung tay của cơ quan quản lý, các sàn thương mại điện tử lớn, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử và chính sự nỗ lực, quyết tâm của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc cập nhật xu thế thương mại điện tử trên thế giới, nhất là hoạt động xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử Amazon. Tập trung phân tích các lợi thế, khó khăn, thách thức cụ thể đang gặp phải trong quá trình tham gia hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mặt khác, định hướng các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu trực tuyến phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý và xã hội của các vùng kinh tế; cung cấp các phân tích đánh giá thị trường quốc tế có chiều sâu để giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài, qua đó tiến hành đổi mới, sáng tạo và cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng quốc tế.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao toàn diện năng lực triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới của doanh nghiệp Việt Nam như: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các giải pháp chuyên sâu cho các nhóm ngành hàng phù hợp để thúc đẩy tiêu thụ qua thương mại điện tử; tối ưu chi phí; ứng dụng công nghệ số; cải thiện vấn đề logistics, thanh toán quốc tế.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Làm sao để bảo vệ thương hiệu khi xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử?
10:27' - 18/05/2024
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tìm đến các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như Amazon, eBay, Alibaba… để mở rộng thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.
-
DN cần biết
Quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất theo mô hình hai cấp
16:42' - 19/07/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc trách nhiệm, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics 2025 tại TP. Hồ Chí Minh
16:39' - 19/07/2025
Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện do Bộ Công Thương tổ chức từ năm 2013 đến nay. Trước đó, VLF 2024 tổ chức với chủ đề “Khu thương mại tự do – Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.