Du lịch Hè phía Bắc: Những điểm đến "say lòng" du khách
Những chuyến đi không đơn thuần là nghỉ dưỡng mà là hành trình khám phá văn hóa, tìm về ký ức và sống trọn với đất trời phương Bắc.
Từ vùng Tây bắc
Khi những cánh phượng đầu hè bắt đầu đỏ rực trên phố cổ Hà Nội, cũng là lúc miền Bắc đón từng đợt du khách từ khắp nơi đổ về. Sa Pa, Mộc Châu, Hà Giang... trong sắc nắng mùa hè mang đến diện mạo hoàn toàn khác cho những vùng cao này: những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ long lanh như gương, nắng vàng trải trên mái nhà trình tường, và cả mây trắng bồng bềnh nơi đỉnh đèo Ô Quy Hồ hay Tà Xùa.
Xuống miền Biển
Trong khi đó, miền biển phía Đông Bắc cũng sôi động không kém. Hạ Long năm nay không chỉ hút khách bởi kỳ quan vịnh đá vôi, mà còn nhờ chuỗi dịch vụ mới ở Bãi Cháy, Tuần Châu và các điểm nghỉ dưỡng ở Cô Tô, Quan Lạn. “Tỉ lệ khách đặt tour Hạ Long – đảo đang tăng mạnh. Khách thích kết hợp tắm biển, chèo kayak và nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt, các gói combo 3 ngày 2 đêm được đặt kín từ đầu tháng 6”, bà Lê Thị Thu Hà – đại diện một công ty lữ hành tại Hà Nội – cho biết.
Điểm nhấn ven đô
Hè 2025 tiếp tục là sự lựa chọn đến với các điểm đến gần Hà Nội, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng sinh thái tại Sóc Sơn, Ba Vì, Hòa Bình, Tam Đảo. Sự kết hợp giữa nghỉ dưỡng và trải nghiệm thiên nhiên đang ngày càng trở thành xu hướng hàng đầu đối với nhiều gia đình mọi thế hệ.
Không chỉ vậy, nhiều làng cổ như Đường Lâm, Đông Ngạc, Cự Đà... cũng bắt đầu có thêm các sản phẩm văn hóa bản địa phục vụ du khách: tour ẩm thực quê, lớp học làm bánh truyền thống, các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian.
Ngoài những điểm đến nổi bật trong mùa Hè năm nay tại miền Bắc, nhiều sản phẩm du lịch dịp hè cũng được người dân đón nhận.
Năm nay, xu hướng "du lịch học hỏi" và "du lịch văn hóa" lan rộng trong giới trẻ và khách nước ngoài. Các điểm đến như Ninh Bình, Bắc Ninh, Lạng Sơn hay Tuyên Quang... đang tận dụng di sản văn hóa để tạo ra trải nghiệm khác biệt.
Tại Bắc Giang, Lạng Sơn, các lễ hội dân tộc được phục dựng và tổ chức vào mùa hè thay vì dồn vào Tết như trước. Lễ hội Then, hội Xoang, các chợ phiên vùng cao được đưa vào lịch trình tour, trở thành "chất liệu sống" cho du khách khám phá vùng đất và con người miền Bắc.
Thay vì các tour đông người theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", nhiều du khách lựa chọn các chuyến đi ngắn nhưng sâu sắc, gắn bó với thiên nhiên và con người địa phương. Các mô hình như farmstay, du lịch cộng đồng, retreat cuối tuần đang được ưa chuộng.
“Tôi chọn ở homestay trong bản Nà Ka (Mộc Châu), sáng dậy hái chè, chiều theo người bản đi hái măng. Trải nghiệm đơn giản thôi nhưng giúp mình sống chậm lại, thấy quý từng khoảnh khắc. Không resort nào mua được cảm giác ấy”, chị Trần Thị Hải, một du khách từ Hải Phòng kể lại chuyến đi mới đây.
Miền Bắc không còn là điểm đến phụ trong hành trình xuyên Việt. Mỗi vùng đất giờ đây đang tự kiến tạo bản sắc riêng: vừa giữ được hồn quê, vừa hòa nhịp với xu thế du lịch xanh, bền vững. Hè này, miền Bắc không chỉ đón khách bằng cảnh đẹp, mà bằng cả chiều sâu văn hóa, sự mến khách và tinh thần đổi mới của người làm du lịch.
Gợi ý những điểm đến nổi bật dịp Hè tại miền Bắc
Khu vực Tây Bắc & Đông Bắc (mát mẻ, thiên nhiên đẹp, trải nghiệm văn hóa bản địa)
Sa Pa (Lào Cai)
– Nổi bật với đỉnh Fansipan, bản Cát Cát, Tả Phìn, tuyến tàu leo núi.
– Trải nghiệm mùa nước đổ, săn mây, nghỉ dưỡng cao cấp tại homestay và resort trên núi.
Mộc Châu (Sơn La)
– Khí hậu mát mẻ quanh năm, đồng chè trái tim, thác Dải Yếm, cầu kính Bạch Long.
– Các farmstay, homestay vườn, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp.
Hà Giang
– Cao nguyên đá Đồng Văn, đèo Mã Pí Lèng, sông Nho Quế.
– Du lịch cộng đồng ở Quản Bạ, Yên Minh, trải nghiệm văn hóa H’Mông, Dao, Lô Lô.
Y Tý, Bát Xát (Lào Cai)
– Thiên đường săn mây, bản làng nguyên sơ, mùa nước đổ trên ruộng bậc thang.
– Chưa quá đông, phù hợp du khách trẻ thích khám phá.
Vùng trung du và ven đô (đi gần, trải nghiệm nhẹ nhàng, thích hợp gia đình):
Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
– "Đà Lạt phía Bắc", khí hậu mát, nhiều villa, khách sạn boutique.
– Phù hợp nghỉ dưỡng cuối tuần, nhóm bạn, cặp đôi.
Ba Vì (Hà Nội)
– Vườn quốc gia Ba Vì, các resort sinh thái như Melia, Tản Đà, Asean Resort.
– Tour picnic, trại hè gia đình, retreat nghỉ ngơi – chữa lành.
Sóc Sơn (Hà Nội)
– Làng quê ven đô với nhiều homestay, villa phong cách “nông thôn hiện đại”.
– Phù hợp cho các nhóm nhỏ, nghỉ 2 ngày 1 đêm.
Mai Châu (Hòa Bình)
– Bản Lác, bản Pom Coọng, đồng lúa hè xanh mướt, nghỉ dưỡng cộng đồng.
– Du lịch học đường, du lịch trải nghiệm vùng quê an toàn, thân thiện.
Du lịch biển hè sôi động
Hạ Long – Bãi Cháy – Tuần Châu (Quảng Ninh)
– Vịnh Hạ Long, show nghệ thuật, tổ hợp Sun World, du thuyền nghỉ đêm.
– Chuỗi dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng phát triển mạnh.
Cô Tô – Quan Lạn (Quảng Ninh)
– Biển xanh trong, cát trắng, phù hợp nghỉ dưỡng yên tĩnh.
– Đường thủy thuận tiện từ Cảng Cái Rồng (Vân Đồn).
Vùng đồng bằng và văn hóa – tâm linh
– Quần thể Tràng An – Bái Đính, Hang Múa, Tam Cốc mùa lúa chín (tháng 6).
– Làng cổ Đường Lâm, Bát Tràng, Cự Đà (Hà Nội – Hưng Yên)
- Từ khóa :
- du lịch
- du lịch hè
- du lịch miền bắc
- du lịch hè 2025
Tin liên quan
-
Đời sống
Mùa hè phương Nam: Du lịch bùng nổ với những trải nghiệm đậm chất nhiệt đới
10:22' - 11/06/2025
Không cần đi đâu xa, mùa hè năm nay, miền Nam đã đủ để khiến bước chân người Việt không ngừng dịch chuyển.
-
Kinh tế tổng hợp
Để du lịch biển Nam Định phát triển bền vững
08:00' - 09/06/2025
Có vị trí chiến lược trong trục phát triển kinh tế ven biển với bờ biển dài 72 km, hệ thống di sản văn hóa phong phú, điều kiện tự nhiên, Nam Định nhiều tiềm năng để phát triển du lịch biển.
-
Kinh tế tổng hợp
Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao
20:23' - 06/06/2025
Sở Du lịch Kiên Giang đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về Đề án “Xây dựng Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế”.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 23/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Nhiều đơn vị tiếp tục ủng hộ các nạn nhân
19:10' - 22/07/2025
Ngày 22/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận 220 triệu đồng ủng hộ các nạn nhân trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mang BKS QN-7105 trên vịnh Hạ Long xảy ra vào chiều 19/7.
-
Đời sống
Sau phản ánh của TTXVN, Cần Thơ khắc phục tình trạng nước yếu, kém chất lượng
18:08' - 22/07/2025
Nếu như trước đây nước yếu và kém chất lượng xảy ra hầu hết các ngày trong tuần, nhất là vào giờ cao điểm, đến nay tình trạng này đã khắc phục hoàn toàn.
-
Đời sống
Người dân kiến nghị sớm khắc phục ô nhiễm môi trường từ bãi rác An Hiệp
18:06' - 22/07/2025
Trong 2 tháng qua, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra tại khu vực bãi rác ngày càng nghiêm trọng. Mùi hôi nồng nặc từ bãi rác ảnh hưởng đến đời sống người dân.
-
Đời sống
Khuyến cáo bảo đảm an toàn điện trong mùa mưa bão
13:28' - 22/07/2025
Ngành điện khuyến cáo người dân, cơ quan, doanh nghiệp chủ động ngắt điện khi ngập nước, không chạm vào dây đứt rơi và liên hệ tổng đài ngành điện để được hỗ trợ kịp thời trong mưa bão.
-
Đời sống
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17' - 22/07/2025
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.
-
Đời sống
Bão số 3: Bộ Công Thương ra công điện bảo đảm an toàn hệ thống điện
10:14' - 22/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện 5418/CĐ-BCT ngày 21/7/2025 về vận hành an toàn hệ thống điện, bảo đảm cung cấp điện trước, trong và sau bão số 3 (WIPHA).
-
Đời sống
Bão số 3: Bảo vệ an toàn hệ thống điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố
10:12' - 22/07/2025
Ngành điện miền Bắc ứng trực 24/24h, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ lưới điện, sẵn sàng khôi phục nhanh sự cố do bão số 3, đặt an toàn hệ thống và con người lên hàng đầu.
-
Đời sống
Mùa mưa lũ: Làm gì để không mắc bệnh?
10:12' - 22/07/2025
Vào mùa mưa bão, bên cạnh những thiệt hại do bão lũ, sạt lở đất, thì một mối nguy âm thầm nhưng không kém phần nguy hiểm chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trong và sau mưa lũ.