Dự báo những kịch bản có thể xảy ra sau khi Mỹ tấn công Iran
Hiện cộng đồng quốc tế đang đổ dồn quan tâm vào câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đợt leo thang mới nhất vào rạng sáng 22/6.
Kịch bản thứ nhất có thể căng thẳng giữa Israel và Iran, Mỹ và Iran ngày càng gia tăng hơn nữa và có nguy cơ xung đột lan rộng ra ngoài khu vực. Đây là kịch bản mà cộng đồng quốc tế quan ngại sâu sắc và đã kêu gọi các bên kiềm chế, quay lại bàn đàm phán để tìm kiếm giải pháp ngoại giao, đặc biệt đối với chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Theo giới phân tích, nếu kịch bản này xảy ra, thì "chảo lửa" Trung Đông có thể dẫn đến những hệ quả "thảm khốc". Trong tuần qua, Iran đã tránh các hoạt động quân sự nhằm vào các mục tiêu của quân đội Mỹ hoặc các mục tiêu khác có thể kéo Mỹ vào cuộc xung đột.
Trên thực tế, mặc dù Iran đã ngay lập tức đáp trả hành động của Mỹ bằng cách tiến hành các đợt tấn công bằng tên lửa nhằm vào Tel Aviv và nhiều thành phố ở miền Trung và miền Bắc Israel, song đến nay đã kiềm chế không tấn công quân đội hoặc căn cứ của Mỹ ở Trung Đông, cũng như chưa phong tỏa hoàn toàn hoặc cản trở giao thông hàng hải ở Eo biển Hormuz - một kênh vận chuyển dầu quan trọng ở phía Nam Iran.
Tuy nhiên, trong kịch bản thứ nhất này, Iran có thể sử dụng lực lượng ủy nhiệm trong khu vực như lực lượng Hezbollah ở Liban, phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, lực lượng Houthi ở Yemen và các nhóm dân quân Shiite ở Iraq để tấn công Israel từ nhiều hướng.
Tuy nhiên, các lực lượng này hiện đang bị phân tán, suy yếu sau nhiều năm giao tranh và chưa thể đảm bảo hiệu quả phản công mạnh. Do đó, theo giới phân tích, các hoạt động quân sự có thể diễn ra theo hình thức “nhỏ giọt” nhằm tránh các cuộc tập kích đáp trả từ phía Mỹ.
Khi đó, các cuộc tấn công này có thể nhắm đến các mục tiêu của Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực Trung Đông, chẳng hạn như các căn cứ quân sự của Mỹ. Trong khi đó, phía Israel có thể mở rộng tấn công sang các hạ tầng dầu khí hoặc chỉ huy quân sự của Iran, khiến cuộc xung đột có thể vượt ngoài tầm kiểm soát.
Kịch bản thứ hai là Iran đưa ra phản ứng mang tính “phi quân sự” nhưng có thể kích hoạt các nước đàm phán. Đó là khả năng phong tỏa Eo biển Hormuz - tuyến đường vận chuyển khoảng 20% sản lượng dầu toàn cầu mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn rất rủi ro đối với Iran. Nếu đóng eo biển chiến lược này thì giá dầu thế giới sẽ tăng vọt.
Mặc dù có các tuyến thay thế như tuyến đường ống dẫn dầu Đông - Tây của Saudi Arabia hay tuyến đường ống của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), tránh Eo biển Hormuz và dẫn đến cảng Fujairah ở Vịnh Oman, nhưng chi phí vận chuyển và bảo hiểm vẫn sẽ tăng cao, gây áp lực đối với thị trường toàn cầu.
Điều này sẽ khiến Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh phản ứng mạnh mẽ. Phương án này cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu dầu của chính Iran, gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã rất mong manh của nước này. Do đó, các chuyên gia cho rằng đây sẽ là giải pháp cuối cùng trong danh sách lựa chọn của Iran.
Một khả năng khác là xung đột sẽ lan sang không gian mạng. Trong những ngày qua, hệ thống tài chính của Iran đã trở thành mục tiêu bị tấn công, với hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng Sepah ở Iran được cho là bị ảnh hưởng, trong khi các ngân hàng khác cũng gặp không ít vấn đề.
Theo kênh "Iran International", các máy ATM và thanh toán bằng thẻ đã ngừng hoạt động trong nhiều giờ đồng hồ và Nobitex - nền tảng giao dịch tiền điện tử chính ở Iran, cũng bị tấn công, với ít nhất 90 triệu USD tài sản đã bị xóa sổ. Trong khi đó, Israel và Mỹ cũng có thể trở thành mục tiêu tấn công.
Ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel, một nhóm tự xưng là "CyberAv3ngers" ("CyberAvengers") đã bắt đầu tấn công hệ thống kiểm soát nước của Israel và các cơ sở hạ tầng khác, chủ yếu ở Israel và Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc tiến hành một chiến dịch mạng quy mô lớn, trong bối cảnh dễ bị truy vết nguồn gốc, có thể kéo theo những phản ứng mạnh mẽ.
Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House) cũng đưa ra một kịch bản là Iran sẽ đẩy mạnh hoạt động hạt nhân, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo nước này coi đây là cách duy nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai.
Theo đó, Iran có thể sử dụng bất cứ thứ gì còn lại để cố gắng đẩy nhanh chương trình hạt nhân của mình sau cuộc tấn công của Mỹ. Bà Sanam Vakil, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Nghiên cứu Hoàng gia Anh về các vấn đề quốc tế (Chatham House), cho biết: "Bạn sẽ bắt đầu thấy sự leo thang mạnh hơn, điều mà họ đã kiềm chế”.
Bà nói thêm rằng xét cho cùng, Iran sẽ không còn nhiều lựa chọn để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Tuy nhiên, theo giới phân tích, kịch bản này đối mặt với hai thách thức lớn. Trước hết, các cuộc tấn công liên tiếp gần đây đã gây ra những tổn thất đáng kể đối với chương trình hạt nhân của Iran, khiến bất kỳ nỗ lực tái khởi động nào cũng cần thêm thời gian để đạt được tiến triển đáng kể.
Thứ hai, khả năng Israel tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran vẫn rất cao, đặc biệt nếu Tel Aviv nhận định rằng Tehran đang thúc đẩy một chương trình vũ khí hạt nhân.
Kịch bản thứ năm là Mỹ dừng ở mức can thiệp hạn chế. Mặc dù Tổng thống Donald Trump thông báo thành công của chiến dịch không kích 3 cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran, nhưng một khảo sát do The Economist và YouGov công bố ngày 17/6 vừa qua cho thấy 60% số người dân Mỹ phản đối việc nước này can dự xung đột giữa Israel và Iran ở Trung Đông. Vì vậy, Nhà Trắng có thể chọn phương án dừng lại nếu đạt được kết quả mang tính biểu tượng.
Kịch bản thứ sáu là Iran có thể đồng ý đàm phán. Trước khi Israel bất ngờ tấn công cơ sở hạt nhân và các mục tiêu khác của Iran vào tuần trước, Iran và Mỹ đã thảo luận các giới hạn đối với chương trình làm giàu urani của Iran. Hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, nhưng Iran đã ra hiệu rằng họ vẫn sẵn sàng đàm phán.
Giới phân tích cho rằng ngay cả khi cơ sở Fordow bị tấn công thì điều này cũng không nhất thiết làm mất đi triển vọng quay trở lại bàn đàm phán. Giáo sư Vali Nasr, chuyên gia về Iran, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế cấp cao Johns Hopkins (Mỹ), cho biết kể cả sau khi chính quyền Tổng thống Trump tiến thành cuộc tập kích vào các cơ sở hạt nhân của Iran, nếu Mỹ đưa ra một đề nghị hấp dẫn, chẳng hạn như giảm nhẹ lệnh trừng phạt quy mô lớn hoặc đảm bảo hòa bình, thì vẫn có cơ hội Iran sẽ xem xét nhượng bộ.
Cho dù ở kịch bản nào, điều quan trọng lúc này là cộng đồng quốc tế cần thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để tránh nguy cơ xung đột lan rộng và căng thẳng leo thang hơn nữa. Bởi lúc này, bất kỳ hành động quân sự nào vượt khỏi tầm kiểm soát đều có thể châm ngòi cho một chuỗi phản ứng dây chuyền trong khu vực.
- Từ khóa :
- căng thẳng israel - iran
- mỹ
- mỹ tấn công iran
- israel
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nga, Trung Quốc, Pakistan trình LHQ dự thảo nghị quyết lên án vụ Mỹ không kích Iran
08:08' - 23/06/2025
Nga, Trung Quốc và Pakistan đã cho lưu hành bản dự thảo nghị quyết trong các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lên án những cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
-
Phân tích - Dự báo
Xung đột Israel-Iran: Mạch dầu châu Á trước nguy cơ tắc nghẽn
05:30' - 23/06/2025
Xung đột leo thang giữa Israel và Iran đang đặt ra những rủi ro mới đối với an ninh năng lượng của châu Á
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động về kinh tế sau khi Mỹ không kích Iran
21:32' - 22/06/2025
Quyết định không kích Iran đã gây ra những phản ứng trái chiều trong chính giới Mỹ, trong khi giới phân tích đưa ra những cảnh báo về tác động không nhỏ đối với kinh tế sau các cuộc không kích này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Hành trình từ tham gia đến kiến tạo
12:22'
Ngày 28/7/1995 đánh dấu một mốc son quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc việc đánh thuế ngay có thể ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư
17:48' - 24/07/2025
VCCI cho rằng chính sách thuế, ngoài mục tiêu thu đúng, thu đủ, còn cần đảm bảo khả năng khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
EU bày tỏ lo ngại về luật chống tham nhũng mới của Ukraine
08:55' - 24/07/2025
Ngày 23/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen yêu cầu Chính phủ Ukraine giải thích về việc sửa đổi luật làm giảm tính độc lập của 2 cơ quan chủ chốt trong cuộc chiến chống tham nhũng.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhận định mới nhất của ADB về triển vọng kinh tế Việt Nam
11:11' - 23/07/2025
Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng vẫn sẽ vững vàng trong năm 2025 và 2026, mặc dù tăng trưởng có thể chững lại trong ngắn hạn do áp lực từ thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Thuế quan không phải là giải pháp giúp lấy lại cân bằng toàn cầu
08:28' - 23/07/2025
IMF cảnh báo rằng thuế quan không phải là giải pháp cho vấn đề mất cân bằng thương mại toàn cầu hiện nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi rà soát các hoạt động “lấn sân” của Fed
14:26' - 22/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng sự độc lập cần có của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong chính sách tiền tệ đang bị đe dọa bởi "sự lấn sân nhiệm vụ" sang các lĩnh vực phi chính sách.
-
Ý kiến và Bình luận
Các doanh nghiệp hàng đầu của Đức cam kết đầu tư 631 tỷ euro để vực dậy nền kinh tế
09:24' - 22/07/2025
Liên minh các doanh nghiệp hàng đầu của Đức ngày 21/7 đã cam kết đầu tư ít nhất 631 tỷ euro (733 tỷ USD) vào Đức trong 3 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động từ chính sách của Tổng thống D.Trump đối với nền kinh tế Mỹ
09:02' - 21/07/2025
Tờ The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu cho thấy các dấu ấn của chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đặc biệt về lạm phát và thị trường lao động.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới lo ngại thuế quan của Mỹ gây bất ổn thị trường
08:02' - 21/07/2025
Tập đoàn khai khoáng nhà nước Codelco của Chile cảnh báo về những thách thức liên quan tới kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đối với mặt hàng đồng nhập khẩu.