Đồng euro có thể trở thành “nơi trú ẩn an toàn”?
Ông Schmieding chỉ ra thiệt hại mà chương trình nghị sự thương mại của ông Trump có thể gây ra cho nền kinh tế toàn cầu, mà ông cho là “có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của Eurozone và đòi hỏi ECB phải phản ứng bằng cách hạ lãi suất nhiều hơn nữa”.
Oxford Economics ước tính nếu Tổng thống Trump áp dụng mức thuế 20% đối với hàng xuất khẩu của EU, tăng trưởng của Eurozone có thể giảm tới 0,3 điểm phần trăm trong năm nay và năm sau. Dự báo này dựa trên kịch bản EU sẽ đáp trả bằng các biện pháp đối phó có mục tiêu nhằm vào hàng hóa của Mỹ thay vì trả đũa toàn diện.* Gói kích thích trị giá 1.000 tỷ euro của Đức thúc đẩy niềm tinGói chi tiêu khổng lồ cho quốc phòng, cơ sở hạ tầng và bảo vệ khí hậu của Đức, vừa được quốc hội phê duyệt vào đầu tháng Tư, liên quan đến khoản kích thích tài chính đáng kể trị giá 1.000 tỷ euro (1.130 tỷ USD) trong thập kỷ tới. Thông báo này đã củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư vào đồng euro, củng cố đà tăng giá gần đây của đồng tiền này bằng cách báo hiệu sự hỗ trợ kinh tế dài hạn tại nền kinh tế trọng tâm của Eurozone.Phần lớn chi tiêu của Đức thông qua trái phiếu mới, giúp tăng lợi suất, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Commerzbank, ngân hàng cho vay lớn thứ hai của Đức, dự đoán tỷ lệ nợ của nước này có thể tăng lên mức tương đương 90% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong thập kỷ tới. Điều này sẽ khiến tài sản tính bằng đồng euro trở nên hấp dẫn hơn.Chuyên gia Schmieding nhận định việc vay thêm nợ công sẽ khiến thị trường trái phiếu ngắn hạn của Đức trở nên thanh khoản hơn, do đó hấp dẫn hơn. Tháng trước, ngân hàng Goldman Sachs dự đoán gói kích thích kinh tế khổng lồ này sẽ thúc đẩy GDP của Đức tăng thêm 1% vào năm 2026 và thúc đẩy tăng trưởng khu vực Eurozone tăng 0,2%. Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu của Goldman Sachs Research, Sven Jari Stehn, cho biết: “Một lý do là chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng mạnh hơn ở Đức sẽ lan tỏa sang các nước láng giềng. Lý do khác là chúng tôi hiện kỳ vọng phần còn lại của khu vực Eurozone sẽ tăng chi tiêu quân sự nhanh hơn một chút để cân đối với thông báo của Đức”. Pháp, Italy và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 3% GDP trong 2 năm tới.* Liệu trái phiếu chung có giúp ích cho đồng euro?Bà Rebecca Christie, thành viên cấp cao tại viện nghiên cứu Bruegel có trụ sở ở Brussels, cho biết, với những kế hoạch chi tiêu quân sự đầy tham vọng này, việc phát hành trái phiếu chung của khu vực Eurozone, còn gọi là trái phiếu euro là cần thiết. Bà Christie, cựu chuyên gia kinh tế của ECB, cho rằng: “Trái phiếu chung là một thế mạnh cần được thúc đẩy - việc tạo ra một chương trình tiếp theo cho kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 sẽ huy động tiền và khuyến khích thế giới giao dịch bằng đồng euro”.Bà đề cập đến gói kích thích kinh tế trị giá 750 tỷ euro được đưa ra sau đại dịch COVID-19, trong đó hơn một nửa được tài trợ thông qua trái phiếu chung - một động thái chưa từng có của EU.Việc phát hành trái phiếu euro được các quốc gia phía Nam EU ủng hộ nhưng lại bị những thành viên phía Bắc EU phản đối, trong đó có cả Đức. * Ưu và nhược điểm của đồng euro mạnh hơnSức mạnh hiện nay của đồng tiền chung châu Âu là một lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể mua sản phẩm do Mỹ sản xuất với giá thấp hơn.Chi phí du lịch từ châu Âu đến Mỹ cũng rẻ hơn một chút, trong khi các mặt hàng có giá tính bằng đồng USD như dầu và khí đốt cũng trở nên phải chăng hơn. Đây là tin vui cho các nhà sản xuất Eurozone vẫn đang phải vật lộn với chi phí năng lượng cao do ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine.Bà Christie lưu ý rằng các hãng hàng không và quân đội châu Âu cũng có thể được hưởng lợi từ mức giá rẻ hơn cho máy bay mới, vốn cũng được mua bằng đồng USD. Bà nói: “Đồng thời, một số nhà xuất khẩu châu Âu có thể cảm thấy tác động của việc hàng hóa của họ trở nên đắt đỏ hơn đối với phần còn lại của thế giới”.Đức được coi là quốc gia dễ bị tổn thương nhất khi sức mạnh của đồng euro thay đổi, vì xuất khẩu chiếm khoảng một nửa GDP của nước này vào năm 2024.Đồng euro mạnh hơn khiến ô tô, máy móc và hóa chất của Đức trở nên đắt đỏ hơn vào thời điểm nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải vật lộn với giá năng lượng cao, nhu cầu toàn cầu yếu và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Trung Quốc.Trong khi một số đơn vị giao dịch tiền tệ dự đoán đồng euro có thể tiếp tục tăng giá so với đồng bạc xanh trước khi kết thúc năm nay, hầu hết các ngân hàng đầu tư lớn đều dự đoán đồng tiền này sẽ dao động quanh mức hiện tại. Bà Christie khẳng định: “Hiện tại mọi việc đều không có gì chắc chắn và không rõ liệu đồng euro có tiếp tục tăng so với đồng USD hay sẽ ổn định”.Tin liên quan
-
Thị trường
Giới đầu tư vẫn thận trọng với đồng USD do lo ngại về thuế quan của Mỹ
07:00' - 16/04/2025
Phần lớn sự biến động khiến đồng USD lao dốc và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng vọt hồi tuần trước đã có phần lắng xuống trong phiên 15/4, nhưng tâm lý thị trường vẫn còn dè dặt.
-
Tài chính & Ngân hàng
Lợi suất trái phiếu chính phủ của Eurozone tăng
16:10' - 14/04/2025
Ngày 14/4, lợi suất trái phiếu chính phủ khu vực Eurozone, trong đó có Đức đã tăng vì khả năng các thiết bị điện tử của Trung Quốc được miễn áp dụng thuế nhập khẩu cao của Mỹ.
-
Ngân hàng
Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ
09:21' - 14/04/2025
Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế và pháp luật
ECB đối mặt làn sóng thông tin sai lệch về đồng euro kỹ thuật số
07:30' - 27/03/2025
Hiện tại, quyết định chính thức về việc phát hành đồng euro kỹ thuật số vẫn chưa được công bố, và nếu được triển khai, đồng tiền này cũng phải mất nhiều năm nữa mới có thể ra mắt.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB đau đầu với tin đồn: Đồng euro số có thật sự sắp ra mắt?
18:19' - 26/03/2025
Cho đến nay, ECB vẫn chưa quyết định về việc tạo ra đồng euro số - một dạng tiền điện tử được ECB hậu thuẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.