Doanh nghiệp Việt bàn về giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Hoa Kỳ
Ngày 18/4 tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo "Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam". Sự kiện cập nhật thông tin chính xác và kịp thời tới cộng đồng doanh nghiệp về các sắc thuế mới của Hoa Kỳ, ghi nhận ý kiến, quan điểm từ phía đại diện các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia kinh tế về những tác động đa chiều, ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành hàng xuất khẩu và nền kinh tế; cũng như ghi nhận những việc cần làm để ứng phó với tình hình mới.
Khai mạc sự kiện, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết: Mặc dù phía Hoa Kỳ đã tuyên bố tạm hoãn áp dụng thuế riêng trong vòng 90 ngày để mở đường cho đàm phán, nhưng nguy cơ về thuế đối ứng vẫn đang hiện hữu và rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo rà soát của VCCI, hơn 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 là sang thị trường Hoa Kỳ, với các mặt hàng chủ lực như: điện tử, dệt may, da giày, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, máy móc, thiết bị…; trong đó, nhiều ngành có tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ lên tới trên 40%, thậm chí vượt 50%, như ngành gỗ, dệt may, thiết bị điện tử. Điều này cho thấy, nếu áp dụng mức thuế đối ứng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn đối diện với các tác động dây chuyền và chuyển hướng thương mại. Hàng hóa từ các nước bị áp thuế sẽ tìm cách chuyển sang các thị trường khác, làm gia tăng cạnh tranh, nguy cơ gian lận thương mại, “trung chuyển” hàng hóa và bị điều tra chống lẩn tránh thuế. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để Việt Nam nhìn lại chiến lược phát triển, nâng cao năng lực nội tại, chủ động thích ứng và định vị lại vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia phân tích: Với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ nhận được một số cơ hội như mở rộng xuất khẩu sang Mỹ hay các nền kinh tế khác khi họ tìm nguồn thay thế; đón nhận xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải đa dạng hóa, tăng nội lực và đáp ứng các tiêu chuẩn mới giúp tăng sức chống chịu, tự cường.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với một số thách thức lớn như: xuất khẩu có thể giảm do nhu cầu yếu đi; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kể cả từ Mỹ sẽ bị ảnh hưởng vì tâm lý nhà đầu tư, rủi ro chính sách toàn cầu và chính sách khuyến khích sản xuất tại Hoa Kỳ; xu hướng tăng bảo hộ thương mại, kiểm soát xuất khẩu và điều tra; rủi ro bị áp thuế đối ứng và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao.Đặc biệt là việc cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam do thừa nguồn cung; chi phí logistics, rủi ro lãi suất tỷ giá tăng…Giải pháp quan trọng hiện nay là các chủ ngành hàng cần phải liên kết lại để đàm phán với hãng tàu, nhằm có chính sách hợp lý.
Theo TS. Cấn Văn Lực, các doanh nghiệp nên tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí và tín dụng để tối ưu chi phí, đồng thời nắm bắt xu hướng chuyển đổi kép (xanh hóa và số hóa) nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các yêu cầu ESG. Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ và nguồn vốn để thích ứng với chuyển đổi xanh và mô hình kinh doanh tuần hoàn. Đồng thời, cần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện, từ công nghệ, nhân lực đến quản trị rủi ro và minh bạch xuất xứ hàng hóa. Nhà nước, nên khuyến khích doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA thế hệ mới và việc nâng cấp quan hệ Việt Nam với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, New Zealand và Singapore.
Đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi), bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch cho rằng, hiện nay, AmCham Hanoi đã có hai hướng để ứng phó với vấn đề Hoa Kỳ áp thuế đối ứng. Cụ thể là việc tập trung đàm phán và hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến đàm phán. Các doanh nghiệp cũng rất ủng hộ với các định hướng mà Chính phủ đưa ra, đó là thu hẹp thặng dư thương mại đối với Hoa Kỳ; kiểm soát về xuất xứ hàng hóa và giải quyết một số rào cản kỹ thuật. Các doanh nghiệp cũng sẽ tăng cường nhập khẩu nhiều hơn từ Hoa Kỳ.Về kiểm soát xuất xứ hàng hóa, phía Hoa Kỳ lưu ý, hiện tại Việt Nam đang sử dụng nhiều vật liệu từ nước khác xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Bà Nguyễn Việt Hà khuyến nghị, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục đa dạng hóa hơn các nguồn nhập khẩu nguyên liệu của mình để không bị phụ thuộc vào một nguồn nguyên liệu, mà có thể nhập từ các nguồn khác.
Trước những vấn đề nêu ra tại hội thảo, đại diện VCCI, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đề xuất 4 giải pháp. Theo đó, trước hết là đối thoại chiến lược với Hoa Kỳ ở cấp cao, nhằm đạt được các thỏa thuận song phương, giảm xung đột, minh bạch thông tin, thúc đẩy nhập khẩu từ Hoa Kỳ, cân bằng thương mại và tạo niềm tin chính trị. Đồng thời, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, RCEP để mở rộng thị trường tại EU, Canada, Australia… và khai thác các thị trường tiềm năng như Tây Nam Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ Latinh và phát triển thị trường nội địa. Song song đó, cần tái cấu trúc chuỗi cung ứng và công nghiệp hỗ trợ; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, phát triển công nghiệp nền tảng như hóa chất, vật liệu mới, logistics, công nghệ cao… nhằm giảm phụ thuộc nhập khẩu và rủi ro thương mại.
Ngoài ra, Việt Nam nên tham gia chuỗi cung ứng chiến lược của Hoa Kỳ bằng cách nghiên cứu đầu tư vào các trung tâm kỹ thuật bán dẫn, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo… để trở thành mắt xích đáng tin cậy trong chuỗi giá trị toàn cầu – đây là cơ hội vàng mà Việt Nam cần chủ động nắm bắt. Cuối cùng, cần tiếp tục nâng cao năng lực thể chế và hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, minh bạch hóa chính sách, nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng logistics – để doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả và phát triển bền vững./.
- Từ khóa :
- thuế đối ứng
- Hoa Kỳ
- Việt Nam
- xuất khẩu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm động lực phát triển mới trong khó khăn chung
20:30' - 11/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Google chi thêm 10 tỷ USD vào dịch vụ đám mây và AI
08:04'
Google cho biết, hãng công nghệ này sẽ chi thêm 10 tỷ USD trong năm nay so với dự báo, do nhu cầu bùng nổ đối với các dịch vụ đám mây đã tạo ra một lượng đơn hàng tồn đọng khổng lồ.
-
Doanh nghiệp
Phú Thọ chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
20:04' - 27/07/2025
Theo UBND tỉnh Phú Thọ, đây là dự án có tính chiến lược về năng lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.
-
Doanh nghiệp
Sân bay Đồng Hới sẽ khai thác các loại tàu bay A321 từ tháng 9
19:39' - 27/07/2025
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định đưa vào khai thác công trình “Mở rộng sân đỗ tàu bay - Cảng hàng không Đồng Hới.
-
Doanh nghiệp
Tăng tốc chuyển đổi số, nâng trình độ công nhân ngành cao su
11:52' - 27/07/2025
Người lao động của ngành cao su không phải là chi phí, mà là vốn quý của các doanh nghiệp cao su. Giữ được công nhân chính là giữ được rừng, giữ được nghề.
-
Doanh nghiệp
Intel: Doanh thu tăng nhưng vẫn hủy các dự án lớn
09:48' - 27/07/2025
Intel vừa công bố doanh thu hàng quý vượt kỳ vọng của thị trường, đồng thời cho biết đã cắt giảm khoảng 15% lực lượng lao động để trở nên "linh hoạt hơn".
-
Doanh nghiệp
Tương lai khó đoán định của TikTok
08:51' - 26/07/2025
TikTok sẽ phải ngừng hoạt động tại Mỹ nếu Trung Quốc không chấp thuận thỏa thuận bán ứng dụng chia sẻ video ngắn này do công ty ByteDance sở hữu và đang được khoảng 170 triệu người Mỹ sử dụng.
-
Doanh nghiệp
Hải Phòng phối hợp xây dựng 7 dự án truyền tải điện
20:14' - 25/07/2025
EVNNPT cho biết, ngày 25/7, UBND thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương, EVNNPT về việc tháo gỡ vướng mắc các dự án lưới điện truyền tải trên địa bàn thành phố.
-
Doanh nghiệp
Khánh thành Nhà máy Meiko Hòa Bình giai đoạn 1
17:29' - 25/07/2025
Chiều 25/7, tại Khu công nghiệp bờ trái sông Đà, phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ khánh thành nhà máy sản xuất và chế tạo bảng mạch in điện tử (PCB), giai đoạn 1.
-
Doanh nghiệp
Than Dương Huy tiếp thêm nghị lực cho người lao động
14:44' - 25/07/2025
Tháng 7/2025, đoàn công tác Than Dương Huy do Giám đốc Cao Việt Phương dẫn đầu đã thăm, tặng quà hai gia đình công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.