Đề xuất tháo nút thắt giao khoán trong các công ty nông nghiệp
Sáng 25/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp cùng Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp.
Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho biết, sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, đến năm 2024, các công ty nông nghiệp đã thực hiện khoán gần 114.000 ha, tương đương khoảng 25,69% tổng diện tích đất nông nghiệp của các công ty đưa vào sử dụng.Việc giao khoán đã có tác động tích cực; trong đó có việc khắc phục tình trạng hoang hóa đất đai trở lại và cải tạo vườn cây trong các công ty nông nghiệp đã xuống cấp vào những năm 90, đáp ứng mục tiêu huy động nguồn lực xã hội, đặc biệt là người dân địa phương tham gia cùng với các công ty nông nghiệp, nhà nước đầu tư vốn, sức lao động. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai, vườn cây, cải thiện cuộc sống người dân, góp phần phát triển kinh tế.Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lâm Thành, việc khoán trong các công ty nông nghiệp đã kéo dài trên 30 năm, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều cơ chế, chính sách quản lý khác nhau, cùng với việc tổ chức thực hiện chưa hiệu quả đã bộc lộ những bất cập và hạn chế, đặc biệt là trong quản lý, sử dụng đất đai. Hợp đồng giao khoán chưa đáp ứng được yêu cầu về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các công ty nông nghiệp theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, trong bối cảnh đất nước, cơ chế, chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi lớn như pháp luật về đất đai, Luật Trồng trọt, Luật Doanh nghiệp… Sau Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hợp tác xã được giao, cho thuê và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân và hợp tác xã.Trong khi trong các công ty nông lâm nghiệp tiếp tục thực hiện giao khoán, công nhân nông lâm trường phần lớn thôi đóng bảo hiểm xã hội trở thành nông dân không được giao đất, chỉ còn đất nhận khoán theo Nghị định 01-CP (năm 1995), Nghị định 135/2005/NĐ-CP (năm 2005) và gần đây nhất là Nghị định 168/2016/NĐ-CP (2016) quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
Khoán đất nông nghiệp qua nhiều giai đoạn khác nhau, với những cơ chế, quy định khoán thay đổi, thiếu những quy định, hướng dẫn chuyển đổi nên dẫn đến tồn tại nhiều hình thức khoán, xung đột, mâu thuẫn trong thực hiện hợp đồng khoán.
Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, chính quyền địa phương và công ty nông nghiệp chưa chặt chẽ, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý khoán, nhất là trong việc xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai, vi phạm hợp đồng khoán. Công tác bàn giao đất về địa phương gặp nhiều khó khăn.Để nâng cao hiệu quả giao khoán và quản lý sử dụng đất trong các công ty nông nghiệp, ông Nguyễn Văn Tiến cho rằng, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tổ chức sản xuất trong các công ty nông nghiệp là hết sức cần thiết. Đổi mới công tác tổ chức sản xuất, khoán, giao quyền chủ động áp dụng các hình thức khoán trong công ty nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, chủ động tổ chức sản xuất kinh doanh trong các công ty nông nghiệp là hết sức cần thiết. Những điều chỉnh này sẽ giúp mở rộng đối tượng nhận khoán, đảm bảo quyền lợi của người dân, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia, đồng thời khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện. Ngoài ra, các cơ chế xử lý vi phạm, hỗ trợ sản xuất và tổ chức thực hiện công tác khoán cũng cần được hoàn thiện để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp của công ty nông nghiệp.Các cấp chính quyền địa phương cần tăng cường thanh, kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức thực hiện về quản lý sử dụng đất, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý các trường hợp tranh chấp hợp đồng khoán, cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư sai quy định và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; lập phương án quản lý, sử dụng đất của các công ty nông nông nghiệp khi trả về địa phương gắn với chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm an sinh xã hội, ông Nguyễn Văn Tiến kiến nghị.Ở góc độ chuyên gia, ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho rằng, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới, với cơ hội thị trường mở rộng đối với các mặt hàng nông lâm sản. Cơ hội cũng tạo ra bởi tiềm năng của thị trường carbon rừng trong tương lai. Tuy nhiên các cơ hội này song hành cùng với các thách thức. Đối với các công ty nông, lâm nghiệp, thách thức là còn tồn tại trong khâu sử dụng đất hiện nay, bao gồm cả các tồn tại trong các hoạt động khoán đối với hộ. Cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản được sản xuất trên các diện tích đất nông, lâm nghiệp và cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon rừng chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các tồn tại trong khâu sử dụng đất, bao gồm tồn tại trong các hình thức khoán, được giải quyết triệt để, ông Tô Xuân Phúc ý kiến.Đến 2024, cả nước có 121 công ty nông nghiệp, được Nhà nước giao, cho thuê là 478.039 ha đất; trong đó đất trồng cây hàng năm là 34.801 ha, đất trồng cây lâu năm là 336.785 ha, đất nuôi trường thuỷ sản 2.194 ha, đất khác 104.259 ha. Riêng Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có 22 công ty nông nghiệp đang quản lý 232.490,2 ha đất nông nghiệp.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12' - 25/04/2025
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Doanh nghiệp
Trong tháng 1, chưa có doanh nghiệp nào được phê duyệt phương án cổ phần hóa
21:42' - 10/02/2025
Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 1, đã có 118 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Hệ thống Internet vệ tinh Starlink gặp sự cố nghiêm trọng
14:14'
Sự việc bắt đầu khoảng 15h ngày 24/7 theo giờ miền Đông (2h giờ sáng ngày 25/7 giờ Việt Nam) Downdetector đã ghi nhận 61.000 báo cáo về sự cố liên quan đến Starlink.
-
Kinh tế tổng hợp
Quảng Ninh: Làm rõ thông tin công nhân nghi ngộ độc thực phẩm
13:48'
Vào khoảng 10 giờ, ngày 24/7, UBND phường Yên Tử nhận được thông tin xảy ra tình trạng công nhân có biểu hiện ngộ độc thực phẩm tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tian Jian Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Đồng Tháp đổi tên ấp, gỡ vướng thủ tục hành chính
12:57'
Sau sáp nhập, xã Mỹ An Hưng (Đồng Tháp) có đến 10 ấp trùng tên gọi, ảnh hưởng đến việc quản lý, giao dịch, giấy tờ, sinh hoạt của người dân.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Hà Tĩnh: Thêm nạn nhân tử vong, khẩn trương hỗ trợ người bị nạn
12:52'
Sáng 25/7, ngay sau khi nhận được thông tin vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại phường Sông Trí, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm cùng Đoàn công tác đã đến động viên, thăm hỏi các nạn nhân.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: Không phát hiện lỗi hệ thống nhiên liệu
10:13'
Vụ tai nạn máy bay Boeing 787 của hãng Air India hồi tháng trước không bắt nguồn từ lỗi kỹ thuật hay việc vô tình thao tác vào bộ điều khiển nhiên liệu hay các công tắc liên quan.
-
Kinh tế tổng hợp
Lật xe chở 18 sinh viên, 6 người bị thương
10:02'
UBND xã Tà Đùng (tỉnh Lâm Đồng) xác nhận, chính quyền địa phương đã phối hợp với cơ quan chức năng, ngành y tế hỗ trợ, sơ cứu các nạn nhân bị thương trong vụ lật xe khách xảy ra vào chiều 24/7.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An còn 24 xã với hơn 18.000 nhà dân bị cô lập do lũ
09:44'
Tính đến 21 giờ ngày 24/7, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An còn 24 xã bị cô lập hoàn toàn và cô lập một phần với hơn 18.000 hộ.
-
Kinh tế tổng hợp
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong
08:37'
Sáng 25/7, lãnh đạo phường Sông Trí, tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Sông Trí làm 9 người tử vong, 16 người bị thương.
-
Kinh tế tổng hợp
Tự hào cờ đỏ sao vàng tại lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế 2025
08:32'
Lễ bế mạc Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) 2025 tại Pháp đã chứng kiến niềm tự hào vô bờ của đoàn Việt Nam, khi cả 5 thí sinh đều giành huy chương, với thành tích ấn tượng 1 Vàng và 4 Bạc.