Cổng Pháp luật quốc gia phải thực sự là công cụ hữu ích của người người, nhà nhà
Sáng 31/5, dự Lễ khai trương Cổng Pháp luật quốc gia, được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Cổng Pháp luật quốc gia là điểm đến chính thống, địa chỉ tin cậy, điểm tương tác thông minh, người bạn không thể thiếu của người dân, doanh nghiệp.
Cùng dự có: các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các Ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp và đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước. Cổng Pháp luật quốc gia tại địa chỉ http://phapluat.gov.vn được xây dựng với mục tiêu trở thành điểm truy cập chính thống, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật, đảm bảo tính công khai, minh bạch và hiệu quả. Với việc tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật với nền tảng VneID để định danh, hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin chính thống hai chiều, Cổng Pháp luật quốc gia không chỉ là kho dữ liệu, mà còn là công cụ hỗ trợ tương tác, phản hồi chính sách và nâng cao năng lực pháp lý cho doanh nghiệp.Được xây dựng, áp dụng các công nghệ hiện đại, nhất là trí tuệ nhân tạo, đa ngôn ngữ, Cổng Pháp luật quốc gia có các tính năng cơ bản như: Phục vụ việc tra cứu thông tin pháp luật của người dân, doanh nghiệp; giải đáp các câu hỏi của người dân, doanh nghiệp về các nội dung, tình huống pháp luật mà người dân, doanh nghiệp quan tâm; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật trên môi trường số…
Nghe giới thiệu, chứng kiến trình diễn và trực tiếp trải nghiệm các tính năng trên Cổng Pháp luật quốc gia, phát biểu tại sự kiện; chia sẻ trăn trở, sự nung nấu từ nhiều năm trước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, việc khai trương Cổng Pháp luật quốc gia đánh dấu một bước tiến mới trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thúc đẩy phát triển Chính phủ số, hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, công khai, minh bạch, hiệu quả, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. Cổng Pháp luật quốc gia góp phần thúc đẩy đột phá trong xây dựng pháp luật tháo gỡ các vướng mắc về pháp luật, được cho là đột phá của đột phá, điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn, vừa là động lực, nguồn lực của sự phát triển; góp phần chuyển đổi trạng thái phục vụ người dân, doanh nghiệp từ bị động sang chủ động, tích cực; góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, nền kinh tế số; góp phần giảm chi phí tuân thủ, thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.Khẳng định, Cổng Pháp luật quốc gia là điểm đến chính thống, địa chỉ tin cậy, điểm tương tác thông minh, người bạn không thể thiếu của người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao Bộ Tư pháp với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, khẩn trương, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, trong thời gian ngắn đã hoàn thành việc xây dựng Cổng Pháp luật quốc gia đúng tiến độ, nhiệm vụ được giao.
Thông tin tới các đại biểu về các định hướng lớn phát triển đất nước, Thủ tướng Chính phủ cho biết, vừa qua, cùng với việc thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết mang tính chiến lược “Bộ tứ trụ cột” nhằm tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững gồm: Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết về nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Thời gian tới, để Cổng Pháp luật quốc gia vận hành thông suốt, hiệu quả, đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các tính năng, tạo thêm các trường thông tin của Cổng Pháp luật quốc gia; rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin thường xuyên, làm giàu dữ liệu. Bảo đảm ứng dụng hoạt động thông suốt, an toàn, giao diện thông minh, thân thiện, dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, thông tin nhanh chóng, chính xác.Trong đó, tập trung vào việc tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Cổng, đặc biệt là cơ sở dữ liệu pháp luật.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố tích cực phối hợp, cung cấp, cập nhật dữ liệu lên Cổng Pháp luật quốc gia; phân công đầu mối phụ trách để phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc giải đáp pháp luật, tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thuộc phạm vi thẩm quyền và lĩnh vực quản lý. Các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, các tính năng và lợi ích của Cổng Pháp luật quốc gia để người dân, doanh nghiệp biết, tiếp cận và sử dụng Cổng một cách hiệu quả; chống tin giả, chống tiêu cực, mặt trái; đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.Để Cổng Pháp luật quốc gia thực sự trở thành “một công cụ hữu ích của người người, nhà nhà”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân hãy tích cực tham gia, tìm hiểu, khai thác, sử dụng các tiện ích Cổng mang lại. Đặc biệt Cổng phải phát triển với nhiều ngoại ngữ; đồng thời xây dựng hệ thống đo lường kết quả mà Cổng mang lại.
Tin tưởng, những ý kiến đóng góp quý báu của các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân sẽ giúp Cổng Pháp luật quốc gia ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của thực tiễn, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẽ luôn lắng nghe, chỉ đạo sát sao để Cổng Pháp luật quốc gia không ngừng được cải tiến, nâng cấp, thực sự trở thành “một biểu tượng của nền tư pháp” năng động, hiện đại, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; tránh hình thức, chống “đầu voi, đuôi chuột”.Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-cong-phap-luat-quoc-gia-phai-thuc-su-la-cong-cu-huu-ich-cua-nguoi-nguoi-nha-nha-20250531092705531.htm
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tạo kết nối thuận lợi hơn giữa ngân hàng với người dân, doanh nghiệp, Nhà nước
18:40' - 29/05/2025
Thủ tướng yêu cầu chuyển đổi số ngành Ngân hàng phải tập trung tạo điều kiện tốt hơn để kết nối giữa ngành Ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại với người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó nguy cơ mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét
20:39' - 28/05/2025
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó thiên tai, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất trong bối cảnh nguy cơ cao mùa mưa bão 2025, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026
20:07' - 28/05/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/5/2025 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị
18:55'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, chỉ đạo thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
“Luồng xanh” ưu tiên dự án sân bay quốc tế Gia Bình
18:37'
Với mục tiêu khởi công vào ngày 19/8/2025, dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình đang được tỉnh Bắc Ninh huy động tổng lực triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng
12:42'
Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng tại thành phố Huế
10:28'
Trong chương trình công tác tại miền Trung, sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hungary hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
10:27'
Đại sứ Việt Nam tại Hungary Bùi Lê Thái cùng đại sứ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hungary vừa có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Győr.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp
09:28'
Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung đã phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc
08:25'
Chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050