Công nghệ tài chính (Fintech) đang có nhiều dư địa phát triển
Tuy nhiên, các startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) trong lĩnh vực Fintech cũng cần lưu ý và cải thiện một số vấn đề liên quan đến rủi ro pháp lý, thiếu tầm nhìn quốc tế hóa sản phẩm, mô hình không có khả năng sinh lời…
Tại hội thảo “Từ rào cản đến cơ hội – giải mã những thách thức trong công nghệ tài chính” tổ chức ngày 14/5 ở TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Minh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết, Fintech là một trong những lĩnh vực thành phố đang rất quan tâm phát triển, vì có liên quan trực tiếp đến việc triển khai đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP. Hồ Chí Minh.
Theo ông Minh, thời gian qua, khung pháp lý trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang dần được hoàn thiện. Đặc biệt, tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, vấn đề chấp nhận rủi ro trong hoạt động nghiên cứu, khởi nghiệp đang được Quốc hội xem xét, bàn luận rất sâu.
Thực tế, chỉ khoảng 5% các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công hoặc có thể gọi được vốn. Do đó, việc điều chỉnh rủi ro đối với các quy định trong khung khổ pháp luật liên quan đến khoa học, sáng tạo được coi là một bước đột phá và tư duy đổi mới.
Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu Luật này được thông qua cùng Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sôi động hơn; trong đó, Fintech được xác định là lĩnh vực có tiềm năng đột phá mạnh mẽ, đóng vai trò trụ cột trong xây dựng hệ thống tài chính hiện đại.
Dưới góc nhìn của một “kỳ lân” Fintech, ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập Tập đoàn công nghệ tài chính Momo cho biết; khi startup Momo vào năm 2007, tỷ lệ người dân Việt Nam tiếp cận tài chính rất thấp, chỉ khoảng 1% có tài khoản ngân hàng. Đến nay, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng đã khoảng 90%. Điều này cho thấy khoa học công nghệ, nếu ứng dụng phù hợp, có thể thay đổi cuộc sống con người và xã hội.
Theo ông Diệp, hoạt động Fintech thời gian qua đã phát triển rất mạnh. Một trong những lý do là hệ thống ngân hàng có những ràng buộc chặt chẽ về quản lý, đảm bảo an toàn nhưng hạn chế sự sáng tạo. Ngược lại, Fintech đóng vai trò phát triển ra nhiều mô hình kinh doanh mới và phối hợp với ngân hàng để cung cấp dịch vụ, tiếp cận đối tượng khách hàng mà ngân hàng chưa tiếp cận được.
Đại diện Momo cũng cho rằng, các chính sách gần đây của Nhà nước như Nghị quyết 57 liên quan đến khoa học công nghệ hay Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo động lực chung cho sự phát triển xã hội, đặc biệt là Fintech phát triển trong thời gian tới.
Tại TP. Hồ Chí Minh, để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành; trong đó, Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân thành phố quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trên địa bàn đã hỗ trợ cho nhiều startup vươn lên thành công.
Đáng chú ý, hiện ở TP. Hồ Chí Minh, các startup trong lĩnh vực Fintech có cơ hội tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất thông qua Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chính sách này được ban hành nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị và các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có chuyển đổi số và khởi nghiệp sáng tạo. Doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay cho các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, với mức vay hỗ trợ tối đa là 200 tỷ đồng và thời gian hỗ trợ lên đến 7 năm.
Tại hội thảo, các ý kiến cho rằng, thị trường Fintech Việt Nam nói riêng và thị trường Fintech thế giới nói chung vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Các nghiên cứu cho thấy, thị trường Fintech Việt Nam được định giá khoảng 16,9 tỷ USD vào năm 2024, và được dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 14,2% trong giai đoạn 2025-2033. Giá trị giao dịch Fintech cũng được dự báo sẽ tăng từ 16,62 tỷ USD vào năm 2024 lên 41,76 tỷ USD vào năm 2029.
Tuy nhiên, đây là một sân chơi dành cho người có chiến lược, không phải ai hiểu công nghệ hay một mảng nào đó trong công nghệ nhảy vào làm Fintech cũng sẽ thành công.
Ở góc độ của một quỹ chuyên đầu tư vào các startup công nghệ, ông Jack Nguyễn, Giám đốc Quỹ đầu tư BlockBase cho rằng, vẫn còn nhiều rào cản đối với các startup Fintech, đặc biệt là sự thiếu chuẩn bị pháp lý và tầm nhìn quốc tế hóa sản phẩm.
Theo ông Jack Nguyễn, tài chính là lĩnh vực được quản lý chặt chẽ, do có sự nhạy cảm liên quan đến tiền bạc. Nhiều startup chỉ có công nghệ mà không hiểu về tầm quan trọng của vấn đề luật và hạn chế giao tiếp với cơ quan làm luật.
Việc làm sai ngay từ đầu, dù vô tình cũng có thể cản trở sự phát triển của doanh nghiệp sau này, như không thể tích hợp được với ngân hàng do lỗi liên quan đến AML (chống rửa tiền) hoặc KYC (định danh khách hàng). Do đó, các startup cần có kiến thức về luật và nên được tư vấn về pháp lý, cũng như thường xuyên đối thoại với cơ quan quản lý và tuân thủ các quy định của sandbox thay vì né tránh...
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam phải có lối đi riêng, chính sách đột phá
19:53' - 10/05/2025
Tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
11:54' - 03/05/2025
Thành phố Đà Nẵng sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ Trung tâm tài chính quốc tế, nghiên cứu khai thác Tòa nhà ICT tại Khu Công viên phần mềm số 2 để tổ chức hoạt động Trung tâm tài chính quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và vị thế đầu tàu kinh tế - Bài 2: Kỳ vọng từ Trung tâm tài chính quốc tế
18:21' - 02/05/2025
Việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để TP. Hồ Chí Minh tạo lập cực tăng trưởng mới trong bối cảnh sáp nhập địa giới hành chính sắp tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Mỹ sắp giải ngân hơn 5 tỷ USD trợ cấp giáo dục cho các bang
08:15'
Đài NPR cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sắp giải ngân hơn 5 tỷ USD tiền trợ cấp giáo dục cho các bang bị Bộ Giáo dục (DOE) giữ lại.
-
Tài chính
Hoàn thiện khung pháp lý về lựa chọn đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất
15:58' - 27/07/2025
Dự thảo Nghị định dự kiến sửa đổi 32 Điều, bổ sung 7 Điều, bãi bỏ 3 Điều trên tổng số 75 Điều của Nghị định số 115/2024/NĐ-CP, góp phần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục.
-
Tài chính
Quy định mới nhất về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm
08:56' - 27/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 212/2025/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
-
Tài chính
Trung Quốc bơm tài chính để tái sinh nông thôn
14:30' - 26/07/2025
Các dịch vụ tài chính sẽ được tăng cường để thúc đẩy các ngành công nghiệp tạo ra của cải ở các khu vực nông thôn Trung Quốc.
-
Tài chính
Từ 5/9, chính thức bỏ Thông tư về tự vay, trả của doanh nghiệp nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ
14:09' - 26/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 76/2025/TT-BTC về bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
-
Tài chính
Người giàu Ấn Độ di cư ra nước ngoài vẫn đầu tư mạnh về nước
08:26' - 26/07/2025
Các quyết định của những người giàu Ấn Độ thường xuất phát từ tư duy thế hệ dài hạn.
-
Tài chính
Bảo hiểm - “Tấm lá chắn” thiết yếu trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài 2: Chung tay xây dựng hệ sinh thái bảo hiểm bền vững, nhân văn
14:55' - 25/07/2025
Câu chuyện bảo hiểm không còn là của riêng doanh nghiệp, mà là câu chuyện an sinh quốc gia, là biểu hiện của trách nhiệm xã hội, là tấm khiên cho những người yếu thế trước thiên tai.
-
Tài chính
Bảo hiểm - “Tấm lá chắn” thiết yếu trong chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu - Bài 1: "Tấm khiên" tài chính bảo vệ nông dân
14:50' - 25/07/2025
Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm dễ tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, vai trò của bảo hiểm càng trở nên cấp thiết.
-
Tài chính
Mỹ vẫn ghi nhận tình trạng trì trệ tiền lương
14:12' - 25/07/2025
Ngày 24/7, trang thông tin việc làm Indeed đã công bố báo cáo về thị trường lao động tại Mỹ, theo đó hơn 40% số người lao động trong nước có thu nhập thực tế giảm trong năm qua.