“Cơn sốt” dừa tươi: Thời điểm xây dựng chuỗi giá trị bền vững
Cùng với đó, xuất khẩu dừa tươi đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt tại các thị trường khó tính như Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, đằng sau con số tích cực ấy là hàng loạt thách thức về sản lượng, sâu bệnh và thiếu bền vững trong chuỗi cung ứng – buộc ngành dừa Việt Nam phải nhìn nhận lại để phát triển theo chiều sâu.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, mặt hàng dừa tươi của Việt Nam đang rất được ưa chuộng tại Mỹ và Trung Quốc – những thị trường lớn, tiêu chuẩn cao. Dừa Việt có hương vị đặc trưng, dễ bảo quản và thuận tiện vận chuyển, đặc biệt hút hàng vào mùa hè. Ngoài tiêu thụ trực tiếp, dừa còn được chế biến đa dạng thành nước dừa đóng hộp, sữa dừa, dừa khô, hoặc ứng dụng trong mỹ phẩm và dược liệu.
Sự mở cửa thị trường xuất khẩu sang hai quốc gia đông dân này đã góp phần đẩy giá dừa nội địa lên cao. Tại Bến Tre – vùng trồng dừa lớn nhất cả nước với khoảng 79.000 ha, giá dừa xiêm xanh hiện được thương lái săn lùng đến tận vườn. Tuy nhiên, trong khi thị trường “nóng”, thì nguồn cung lại đang “nguội lạnh” do thời tiết khắc nghiệt.
Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, năm nay xảy ra tình trạng mất mùa dừa nghiêm trọng, kéo dài đến hơn ba tháng – chưa từng có tiền lệ. Nắng nóng và khô hạn đúng vào giai đoạn dừa trổ bông khiến tỷ lệ đậu trái rất thấp. Đặc biệt là ảnh hưởng từ xâm nhập mặn mùa khô 2024–2025 khiến năng suất sụt giảm mạnh.
Giá dừa tăng kỷ lục, nhưng nhiều nhà máy chế biến lại đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí ngưng sản xuất do thiếu nguyên liệu đạt chuẩn. Bà Lê Hồng Ngọc Anh – Giám đốc Công ty Coco Hihi (Bến Tre) chia sẻ: Doanh nghiệp đang tạm dừng hoạt động nhà máy, vì không đủ nguyên liệu dừa tươi đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Tạm thời, công ty chuyển hướng sang mặt hàng bưởi để duy trì hoạt động.
Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO Vina T&T cho biết, số lượng dừa công ty đang bán ra chỉ đáp ứng hai phần ba đơn hàng.
Ông Tom Nguyen – Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Quốc tế Việt Nam cho biết do nhu cầu nội địa tăng mạnh, giá dừa xuất khẩu không còn đủ sức cạnh tranh. “Chúng tôi hiện chỉ duy trì xuất khẩu cho một số thị trường cao cấp như Australia, New Zealand – nơi tuy lượng mua không nhiều nhưng ổn định và giá tốt. Còn thị trường Trung Quốc thì hiện không xuất được do dừa Thái Lan và Philippines cạnh tranh gay gắt về giá”.
Hiện cả nước có khoảng 200.000 ha trồng dừa, với sản lượng khai thác trung bình 2 triệu tấn/năm, đưa Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về diện tích dừa. Trái dừa Việt Nam được phân thành 2 loại: dừa nguyên liệu và dừa uống nước.
Năm 2024, xuất khẩu dừa tươi đạt 294 triệu USD, chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Hiện có 16 chủng loại dừa tươi uống nước được trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp và thị trường chỉ mới khai thác 5 loại như: dừa xiêm lùn, dừa xiêm xanh, dừa éo, dừa dứa và dừa ta uống nước… để xuất khẩu. Doanh nghiệp chưa đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu cho các loại dừa uống nước nổi tiếng như: dừa Tam Quan (Bình Định), dừa Ninh Đa (Khánh Hòa)…
Không chỉ đối mặt với biến đổi khí hậu và hạn mặn, các vườn dừa ở Bến Tre còn phải chống chọi với sâu đầu đen – loài gây hại ngoại lai có sức tàn phá mạnh và tốc độ lây lan nhanh. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, nếu không kiểm soát kịp thời, sâu đầu đen có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất toàn tỉnh.
Một vấn đề khác là tập quán canh tác của nông dân chưa được cải thiện. Ông Khoa cho biết: “Ở nhiều địa phương, nông dân gần như chỉ khai thác mà không chăm bón cho cây dừa. Chỉ riêng Bến Tre là còn thói quen bón phân, chăm sóc thường xuyên”. Điều này khiến năng suất thấp và cây dừa dễ suy yếu trước dịch bệnh và thời tiết cực đoan.
Trước thực tế này, Hiệp hội Dừa Việt Nam đã và tiếp tục tổ chức nhiều hội nghị, khuyến khích các nhà máy sản xuất phân bón đầu tư nghiên cứu dòng sản phẩm chuyên dùng cho cây dừa, đặc biệt là phân hữu cơ. Bên cạnh việc giúp cây dừa phát triển ổn định, tránh suy kiệt, việc sử dụng phân hữu cơ còn hạn chế nguy cơ nhiễm dư lượng hóa chất.
Để ngành dừa phát triển bền vững, theo ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – cần một chiến lược tổng thể từ khâu giống, mở rộng diện tích, chăm sóc đến kiểm soát chất lượng. Hiện Bến Tre đang là địa phương tiên phong xây dựng vùng trồng đạt chuẩn. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, năm 2025 địa phương này duy trì và mở rộng 20.000 ha dừa hữu cơ, cùng 2.000 ha đủ điều kiện cấp mã số vùng trồng phục vụ chế biến và xuất khẩu. Đây là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng chuỗi giá trị ngành dừa theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Dừa Việt Nam, tỷ lệ diện tích dừa hữu cơ hiện mới chỉ chiếm hơn 12% tổng diện tích. Nếu muốn hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD, ngành dừa cần tăng nhanh diện tích hữu cơ, đồng thời liên kết nông dân – doanh nghiệp – nhà máy chế biến thành một chuỗi ổn định.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hút doanh nghiệp đầu tư tăng chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dừa
14:51' - 17/12/2024
Trà Vinh phấn đấu có ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa và xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu.
-
Kinh tế tổng hợp
Định hướng phát triển toàn diện ngành hàng dừa
15:49' - 27/11/2024
UBND tỉnh Trà Vinh có định hướng xây dựng chiến lược phát triển bền vững ngành hàng dừa thông qua hợp tác, nhất là hợp tác công tư để khai thác tiềm năng, lợi thế điều kiện tự nhiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Kỳ vọng đàm phán thương mại đẩy giá dầu đi lên
15:51'
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tuần 25/7 khi tâm lý lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại giúp cải thiện triển vọng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê nối dài đà tăng phiên thứ 3 liên tiếp
09:49'
Các mặt hàng nông sản, năng lượng đóng cửa trong sắc xanh, giá nguyên liệu công nghiệp, kim loại đồng loạt giảm. Ngược chiều với xu hướng của nhóm, giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng thứ ba
-
Hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp giảm phát thải: Tiên phong từ hạt gạo Việt
09:14'
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% do lo ngại nguồn cung từ Nga suy giảm
08:00'
Giá dầu thế giới đã tăng 1% trong phiên ngày 24/7 nhờ thông tin Nga sẽ giảm xuất khẩu xăng và lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng 1% chiều 24/7 nhờ kỳ vọng về các cuộc đàm phán thương mại
17:07' - 24/07/2025
Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch chiều 24/7 do thị trường lạc quan về các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ có thể làm giảm áp lực lên kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá xăng vẫn giảm nhẹ, giá dầu quay đầu tăng từ chiều 24/7
14:54' - 24/07/2025
Chiều 24/7, giá các loại xăng tiếp tục giảm nhẹ trong khi giá dầu quay đầu tăng theo quyết định điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.
-
Hàng hoá
Giá quặng sắt giảm 0,85%
09:38' - 24/07/2025
Trong bối cảnh các biện pháp bảo hộ thương mại tiếp tục lan rộng, thị trường thép toàn cầu đang chứng kiến áp lực lớn lên dòng chảy thương mại, đồng thời nhu cầu yếu kéo dài đè nặng lên giá quặng sắt.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới ngày càng hạ nhiệt
07:58' - 24/07/2025
Trong phiên 23/7, giá dầu Brent kỳ hạn giảm 8 xu Mỹ, tương đương 0,12%, xuống 68,51 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 6 xu Mỹ, tương đương 0,09%, xuống 65,25 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm nhẹ khi thỏa thuận Mỹ-Nhật làm dịu những lo ngại thương mại
16:10' - 23/07/2025
Giá dầu hạ nhẹ trong phiên chiều 23/7, trong bối cảnh thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật đã giúp cải thiện tâm lý thị trường toàn cầu.