“Cơn bão” sản lượng của Trung Quốc đẩy ngành luyện đồng thế giới vào khủng hoảng
Việc Trung Quốc không ngừng mở rộng công suất luyện đồng trong những năm gần đây đang trở thành nỗi lo toàn cầu, giữa bối cảnh các nhà máy luyện kim trên thế giới chật vật tìm nguồn quặng cần thiết để sản xuất kim loại công nghiệp quan trọng này.
Cạnh tranh khốc liệt
Sản lượng đồng tinh luyện tại Trung Quốc- quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới- đã tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, bất chấp căng thẳng thương mại đang phủ bóng lên triển vọng nhu cầu tiêu thụ. Sự cạnh tranh khốc liệt này đang khiến các công ty khai thác mỏ lớn trên thế giới nắm thế chủ động trong đàm phán.
Phí xử lý đồng giao ngay – khoản tiền mà các nhà máy luyện kim nhận được để chế biến quặng đồng theo những thỏa thuận ngắn hạn hoặc giao ngay– hiện đã rơi xuống mức âm. Tập đoàn khai khoáng Antofagasta của Chile thậm chí đề xuất mức phí âm cho các hợp đồng cung cấp quặng cho những nhà máy luyện kim trong nửa cuối năm nay. Tình hình khó khăn buộc một số nhà máy luyện đồng phải cắt giảm sản xuất. Glencore đã đóng cửa một cơ sở tại Philippines vào tháng 2/2025. Diễn biến này càng làm thị trường chú ý đến việc Trung Quốc vẫn duy trì sản lượng ở mức cao một cách bất ngờ, đồng thời đặt ra câu hỏi liệu điều đó có thể kéo dài bao lâu.Theo các nhà phân tích và lãnh đạo ngành, sản lượng đồng của Trung Quốc hiện ít chịu áp lực tài chính hơn do phần lớn những nhà máy luyện kim tại nước này thuộc sở hữu nhà nước hoặc là các cơ sở lớn, hiện đại, chi phí thấp. Ba nhà máy lớn mới đã đi vào hoạt động trong năm 2024, giúp bù đắp khó khăn mà những nhà máy nhỏ hơn đang gặp phải.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ của ngành luyện đồng Trung Quốc là các cơ sở tư nhân nhỏ, chịu tác động lớn từ thị trường giao ngay ngày càng khan hiếm. Công ty tư vấn CRU ước tính nhóm này chiếm khoảng 25% sản lượng đồng toàn quốc. Ngành luyện đồng toàn cầu đang đối mặt với thách thức lớn. Khi tất cả các nhà máy có chi phí cao đều thua lỗ, mỗi tấn đồng mà Trung Quốc sản xuất ra sẽ khiến các nơi khác thêm phần thiệt hại. Phí xử lý đồng giao ngay đã rơi xuống mức âm từ tháng 12/2024 và chạm mức -60 USD/tấn vào tháng trước. Đây là khoản phí thường được trừ vào giá quặng và đóng vai trò quan trọng trong doanh thu của các nhà máy luyện kim. Hiện nay, ngay cả các hợp đồng dài hạn cũng có nguy cơ rơi vào vùng âm, đồng nghĩa với việc các nhà máy phải trả nhiều tiền hơn cho quặng đồng so với giá trị kim loại thu được. Một số nhà máy luyện đồng cũ tại châu Âu đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, trong khi các nhà máy tại Nhật Bản có thể tránh được khó khăn nhờ mối liên kết với các mỏ đồng ở Chile.Triển vọng xấu đi
Đà giảm của phí xử lý một phần đến từ việc sản lượng khai thác đồng toàn cầu tăng chậm, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công suất luyện kim tăng quá nhanh. Theo dữ liệu từ Shanghai Metals Market, sản lượng đồng tinh luyện của Trung Quốc dự kiến tăng 10% trong nửa đầu năm nay và gần 5% trong cả năm.
Lý do khiến sản lượng của Trung Quốc vẫn giữ được sự ổn định là niềm tin rằng các nhà máy nhà nước sẽ được bảo vệ vì chính quyền địa phương muốn duy trì việc làm và ổn định kinh tế. Trong một báo cáo gần đây, công ty Savant – liên doanh giữa Marex Group và công ty phân tích địa không gian Earth-i – cho biết: “Tình trạng này là hệ quả của mô hình kinh tế ít nhạy cảm với biến động thị trường. Các nhà máy có thể hoạt động với biên lợi nhuận rất thấp, hoặc thậm chí lỗ, trong thời gian dài”. Mặc dù việc cắt giảm công suất dư thừa là ưu tiên ngày càng lớn của Chính phủ Trung Quốc, các ngành được cho là “thân thiện với tương lai” như đồng – kim loại quan trọng cho quá trình điện khí hóa và chuyển đổi năng lượng – vẫn được nới lỏng hơn so với các ngành đang trên đà suy thoái như lọc dầu. Trong khi đó, các nhà sản xuất ngoài Trung Quốc lại không có "tấm đệm" như vậy. Việc mỏ đồng Kakula của Ivanhoe tại Trung Phi phải tạm dừng khai thác đã “giáng” một đòn mạnh vào nguồn cung quặng thế giới, trong khi công suất luyện kim toàn cầu tiếp tục tăng với việc Freeport McMoRan đẩy mạnh vận hành nhà máy Manyar tại Indonesia. Theo ông Yongcheng Zhao – chuyên gia tại Benchmark Minerals Intelligence, các nhà máy luyện kim lớn vẫn có thể duy trì hoạt động trong thời gian tới nhờ vào dòng tiền tích lũy từ những năm trước. Tuy nhiên, những nhà máy kém hiệu quả hơn đang đối mặt với nguy cơ rất rõ ràng.- Từ khóa :
- trung quốc
- luyện kim
- luyện đồng
- khai khoáng
- Antofagasta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi “bóng ma” giảm phát
12:11' - 09/06/2025
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 5/2025 tiếp tục giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc xem xét đẩy nhanh phê duyệt xuất khẩu đất hiếm sang EU
16:46' - 08/06/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc sẵn sàng đẩy nhanh quá trình thẩm định và phê duyệt các đơn xin xuất khẩu đất hiếm cho doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khánh thành Nhà máy Meiko Hòa Bình giai đoạn 1
17:29'
Chiều 25/7, tại Khu công nghiệp bờ trái sông Đà, phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Lễ khánh thành nhà máy sản xuất và chế tạo bảng mạch in điện tử (PCB), giai đoạn 1.
-
Doanh nghiệp
Than Dương Huy tiếp thêm nghị lực cho người lao động
14:44'
Tháng 7/2025, đoàn công tác Than Dương Huy do Giám đốc Cao Việt Phương dẫn đầu đã thăm, tặng quà hai gia đình công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
-
Doanh nghiệp
Vận hành an toàn lưới điện Nam Trung bộ trong nắng nóng cao điểm
12:58'
Các tỉnh Nam Trung bộ đang bước vào cao điểm mùa khô năm 2025 với những đợt nắng nóng cực đoan, nhiệt độ vượt ngưỡng trung bình nhiều năm.
-
Doanh nghiệp
Cấp điện trở lại cho hơn 83.000 khách hàng vùng lũ Nghệ An
11:02'
Sáng 25/7, PC Nghệ An đã khôi phục 750 trạm biến áp bị ảnh hưởng, cấp điện trở lại cho hơn 83.000 khách hàng, góp phần giúp người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Hướng tới chuẩn mực kế toán toàn cầu cho doanh nghiệp Việt
21:11' - 24/07/2025
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng IFRS đang trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có định hướng niêm yết.
-
Doanh nghiệp
Truyền tải điện 1 vận hành an toàn lưới điện trong bão Wipha: Kết quả của sự chủ động và trách nhiệm
17:20' - 24/07/2025
PTC1 đã đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện trong và sau bão Wipha nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động từ sớm và tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên.
-
Doanh nghiệp
Hướng tới Đại hội Đảng bộ Petrovietnam lần thứ IV: Khát vọng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo
17:10' - 24/07/2025
Đảng ủy Petrovietnam đã xác định chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết trong lãnh đạo, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines bổ sung hơn 85.000 chỗ phục vụ Hè
15:03' - 24/07/2025
Trên các chuyến bay này, hành khách sẽ được phục vụ bởi đội ngũ tiếp viên của Vietnam Airlines và tiếp viên quốc tế, với chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn của Hãng (ngoại trừ hệ thống giải trí).
-
Doanh nghiệp
Điện lực miền Bắc gắn biển hai công trình điện trọng điểm tại Thái Nguyên
12:40' - 24/07/2025
Ngày 24/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tổ chức lễ gắn biển hai công trình điện trọng điểm tại xã Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên.