Cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam vào thị trường tỷ dân
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 4 Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch đối với chanh leo, tổ yến, ớt và cám gạo, đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong tiến trình mở rộng thị trường cho nông sản Việt Nam. Đây không chỉ là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp và nông dân, mà còn là tiền đề để Việt Nam tiếp tục đàm phán, mở rộng thêm các mặt hàng tiềm năng.
Ngoài 4 sản phẩm trên, đã có 8 mặt hàng được hai bên ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật và động vật, gồm: dừa, dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, sầu riêng đông lạnh, chuối tươi và khoai lang. Có 6 loại trái cây là mặt hàng truyền thống như thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn và mít đang được xuất khẩu nhưng chưa được chuẩn hóa bằng Nghị định thư.
Là một trong 12 doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp mã xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Thế Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Hải Yến Nha Trang cho biết: So với các quốc gia như Malaysia hay Indonesia – vốn đã có vị thế vững chắc và kinh nghiệm lâu năm tại thị trường này, Việt Nam là "người đến sau". Đây vẫn là một thị trường còn khá mới mẻ với sản phẩm yến Việt Nam, nên việc thâm nhập sâu gặp không ít khó khăn. Thêm vào đó, sau đại dịch COVID-19, sức mua tại Trung Quốc đã sụt giảm do tác động của suy thoái kinh tế.
Nhưng, việc Việt Nam ký kết Nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu tổ yến thô đã mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp. Hiện tại, chỉ có Malaysia là quốc gia đã được xuất khẩu tổ yến thô vào Trung Quốc, trong khi các nước khác chỉ mới được phép xuất khẩu yến tinh chế. Đây là lợi thế để Việt Nam khai thác và tăng khả năng cạnh tranh.
Để nắm bắt được cơ hội nay, ông Nguyễn Thế Hòa cho rằng, doanh nghiệp cần có sự liên kết chặt chẽ với các hộ nuôi yến nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào. Trước đây, nhiều người nuôi thường chú trọng vào số lượng – làm sao dẫn dụ yến làm tổ nhiều, nhưng chất lượng tổ chưa đảm bảo. Giờ đây, xu hướng thị trường buộc người nuôi phải thay đổi tư duy, đầu tư vào môi trường nhà yến sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo điều kiện sinh học để nâng cao chất lượng tổ yến.
“Chất lượng tổ yến thô phụ thuộc rất lớn vào khâu nuôi. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, doanh nghiệp bắt buộc phải liên kết và đồng hành cùng người nuôi trong suốt quá trình sản xuất”, ông Nguyễn Thế Hòa nhấn mạnh.
Ông Lê Thành Đại, Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cho biết, Trung Quốc hiện là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, chiếm tới 80% sản lượng toàn cầu, với quy mô thị trường ước tính lên tới 8 tỷ USD mỗi năm. Đây cũng là thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm.
Tuy nhiên, tổ yến Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,8% thị phần xuất khẩu vào Trung Quốc. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của ngành yến Việt Nam còn rất lớn, nhưng cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh không nhỏ.
Theo ông Lê Thành Đại, để thâm nhập và giữ vững vị thế tại Trung Quốc, sản phẩm Việt Nam không chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, mà còn phải bảo tồn và phát huy được hương vị đặc trưng riêng có của tổ yến Việt Nam.
Trước nhiều hạn chế của ngành hàng, ông Nguyễn Thế Hòa mong muốn cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ tích cực hơn trong các khâu liên quan đến quy định của Nghị định thư như: kiểm nghiệm nhà nuôi, lấy mẫu xét nghiệm… để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tốc đưa sản phẩm ra thị trường.
Còn với ớt và chanh leo, trước đây xuất khẩu chỉ ở giai đoạn thí điểm, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do hạn chế cửa, số lượng đơn vị được phép xuất nhập khẩu ít và thủ tục kiểm dịch phức tạp. Việc chuyển sang chính ngạch giúp có nhiều cửa khẩu tham gia, tăng tính linh hoạt và thu hút thêm nhiều đối tác từ phía Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương – Chủ tịch Việt Phúc Group chia sẻ: Trong giai đoạn thí điểm, việc xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ được thực hiện qua hai cửa khẩu và chỉ có hai đơn vị của Trung Quốc được cấp phép nhập khẩu. Điều này hạn chế rất nhiều về quy mô và số lượng giao dịch.
Khi đã ký kết Nghị định thư, các cửa khẩu được xuất khẩu và tất cả doanh nghiệp hai bên đều có thể tham gia. Nhờ vậy, lượng doanh nghiệp nhập khẩu từ phía Trung Quốc sẽ cũng gia tăng, tạo cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng chia sẻ thêm, trong thời gian xuất khẩu thí điểm, các quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm giữa hai nước đã được áp dụng nghiêm túc. Vì vậy, việc ký kết Nghị định thư là bước đi tiếp theo để thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Trung Quốc đang siết chặt hơn các quy định về kiểm dịch và an toàn thực phẩm, tiệm cận với các thị trường khó tính như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Do đó, các doanh nghiệp cần sản xuất và kinh doanh một cách bài bản, chuyên nghiệp, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành hàng.
Theo các doanh nghiệp, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ớt tại Trung Quốc rất lớn. Việt Nam đang là một trong những nhà cung cấp chủ lực loại nông sản này sang thị trường này. Với đặc điểm là cây trồng ngắn ngày, ớt mang lại nhiều tiềm năng để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và duy trì thị trường bền vững, người trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quy trình sản xuất an toàn.
Do vậy, việc tuân thủ nghiêm các yêu cầu trong Nghị định thư như mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, kiểm nghiệm định kỳ… là điều kiện bắt buộc. Đồng thời, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với người sản xuất để tạo ra chuỗi cung ứng minh bạch, bền vững.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho rằng, để nắm cơ hội và giữ vững thị trường, nông sản Việt Nam cần tiếp tục khắc phục điểm yếu về sự đồng đều và sự ổn định về chất lượng, sản lượng. Doanh nghiệp và người sản xuất buộc phải thay đổi tư duy, nâng cấp sản xuất và đảm bảo chất lượng toàn chuỗi.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế tổng hợp
Điều kiện để ớt xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
14:38' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Yếu tố then chốt để tăng xuất khẩu trái cây
10:53' - 08/04/2025
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sầu riêng khi Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu, EU tăng tần suất kiểm tra tại biên giới lên 20%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Tàu cao tốc đi Côn Đảo tạm dừng do bão
11:22'
Do ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA), hai tuyến tàu cao tốc từ Vũng Tàu và trung tâm TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo sẽ tạm dừng khai thác đến hết ngày 25/7.
-
Kinh tế tổng hợp
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm lật nghiêng, ô tô rơi xuống suối
10:53'
Khoảng 8 giờ ngày 22/7/2025, cầu treo Pa Thơm nối bản Pa Xa Lào đi các bản Huổi Moi, Púng Bon, xã Thanh Yên bị đứt 1 bên dây văng, lật nghiêng cầu, khiến 1 xe ô tô bán tải rơi xuống sông Nậm Núa.
-
Kinh tế tổng hợp
Bão số 3 áp sát, Hải Phòng khẩn cấp sơ tán hàng nghìn dân
10:27'
Thành phố Hải Phòng có 97 chung cư cũ trên địa bàn 10 phường, với tổng số 6.359 người sinh sống, đến ngày 22/7, các địa phương đã di dời 4.994 người.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật thông tin về bão số 3 tại Quảng Ninh: Chưa có thiệt hại lớn
10:27'
Hiện xã, phường, đặc khu vẫn chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 trên tinh thần “3 trước, 4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với thiên tai.
-
Kinh tế tổng hợp
Làm gì để giảm thiểu thiệt hại khi bão đến?
10:16'
Người dân ở các vùng bị bão đổ bộ cần thực hiện sớm một số biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại do gió bão và mưa lớn gây ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Khi giống nho trở thành “nam châm” hút khách cho du lịch Khánh Hòa
10:13'
Mô hình du lịch sinh thái vườn nho với giống nho mới, ăn quả tươi có chất lượng đang phát triển mạnh mẽ, tạo sức hút và trở thành phần không thể thiếu trong các tour du lịch đến phía Nam Khánh Hòa.
-
Kinh tế tổng hợp
Những điều cần biết khi bão ập đến
10:09'
Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh khi bão đổ bộ.
-
Kinh tế tổng hợp
Bão số 3: Hưng Yên đã có mưa to, gió lớn
10:08'
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Hưng Yên, từ 0 giờ đến 7 giờ ngày 22/7, lượng mưa đo được nơi nhiều nhất tỉnh tại trạm Vũ Hòa (xã Hồng Vũ) là 69,2 mm; Thanh Nê (Kiến Xương) 67,7 mm.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỹ năng an toàn trước bão: Cộng đồng cần biết
09:47'
Trước bão, người dân cần theo dõi dự báo thời tiết; tích trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men; chuẩn bị kế hoạch liên lạc, tiếp cận trong trường hợp gia đình bị chia cắt do bão.