Cơ hội hình thành siêu vùng nguyên liệu, phát triển hệ sinh thái kinh tế dừa
Kỳ vọng về một "siêu vùng nguyên liệu dừa" trở thành động lực mới giúp ngành dừa Việt Nam cạnh tranh toàn cầu, đang dần hiện rõ khi 3 tỉnh này được sáp nhập. Với thế mạnh sẵn có và sự hợp lực từ ba địa phương, "câu chuyện xứ dừa" đang viết tiếp những trang mới đầy triển vọng.
* Siêu vùng nguyên liệu dừa Theo nhận định của ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre, sau khi sáp nhập 3 tỉnh, diện tích dừa của tỉnh Vĩnh Long mới gần khoảng 120.000 ha, chiếm trên 50% diện tích dừa của cả nước. Việc sáp nhập sẽ tạo ra vùng nguyên liệu dừa tập trung lớn nhất cả nước. Điều này mang lại lợi thế cạnh tranh rất lớn về sản lượng và khả năng cung ứng nguyên liệu ổn định cho chế biến và xuất khẩu. Từ đó, thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến, công nghệ chế biến hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Song song đó, việc phát triển du lịch sinh thái vườn dừa, xây dựng các tín chỉ carbon trên vườn dừa sẽ có nhiều cơ hội để phát triển. Việc sáp nhập có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xây dựng các chính sách phát triển đồng bộ, quy hoạch vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả hơn.Bến Tre đã được mệnh danh là "thủ phủ dừa" của cả nước với hơn 80.000 ha trồng dừa, chiếm khoảng 42% diện tích dừa cả nước và khoảng 88% diện tích dừa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có sản lượng dừa lớn nhất (650-700 triệu trái/năm) và là trung tâm chế biến, xuất khẩu các sản phẩm dừa đa dạng nhất, Bến Tre từ lâu đã được mệnh danh là "Xứ sở dừa".
Dừa mang về cho địa phương gần 500 triệu USD, trở thành một trong những cây công nghiệp chủ lực của tỉnh. Bến Tre hiện có hơn 200 sản phẩm được sản xuất, chế biến từ dừa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diện tích trồng dừa của Trà Vinh đứng thứ 2 cả nước chỉ sau tỉnh Bến Tre. Tỉnh có gần 89.000 hộ trồng hơn 7,2 triệu cây dừa trên diện tích 27.520 ha, năng suất dừa ở Trà Vinh đạt trên 17,1 tấn/ha/năm, tương đương 14.300 quả/ha/năm, cao nhất cả nước, cao gấp 1,5 lần năng suất bình quân của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, Vĩnh Longcó khoảng 15.000 ha diện tích trồng dừa, tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Minh, Tam Bình và Vũng Liêm. Sản lượng dừa hàng năm ước đạt khoảng 180-200 triệu trái. Ông Trần Văn Đức, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư dừa Bến Tre, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Bến Tre, nhận định sau khi sáp nhập Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long, đây là 3 tỉnh có ưu thế phát triển nông nghiệp chế biến cây ăn trái thủy sản, du lịch. Riêng về dừa mở ra vùng nguyên liệu dừa của 3 tỉnh cộng lại, rất thuận lợi phát triển công nghiệp chế biến dừa, thuận lợi xây dựng các vùng nguyên liệu lớn, vùng dừa hữu cơ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU và Hoa Kỳ. "Việc sáp nhập ba tỉnh tạo nên một thực thể hành chính – kinh tế mới, với quy mô đủ lớn để xây dựng các chiến lược phát triển tầm vùng, thay vì chỉ dừng lại ở cấp tỉnh. Đặc biệt, vị thế tỉnh mới vừa phát huy thế mạnh của kinh tế nông nghiệp, một "vương quốc trái cây" mà còn mở phát triển du lịch xanh và kinh tế biển. Trong đó, ngành dừa là lợi thế đặc trưng của các địa phương như Bến Tre, Trà Vinh cần được quy hoạch lại theo cách tiếp cận hệ sinh thái kinh tế dừa tích hợp, hiện đại và bền vững", theo chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp. * Hướng đi chiến lược Theo ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bến Tre, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã và 3 tỉnh sẽ tạo ra một không gian phát triển mới rộng lớn hơn và đây chính là cơ hội vàng để quy hoạch lại ngành dừa một cách bài bản, phù hợp với điều kiện của tỉnh mới. Theo ông Đoàn Văn Đảnh, cần quy hoạch vùng Bến Tre, Trà Vinh về nghiên cứu nguyên liệu dừa, khoa học công nghệ về dừa là phù hợp. Sau sáp nhập, việc tỉnh Vĩnh Long mới dự kiến chọn vùng nào để phát triển trung tâm chế biến dừa cần quan tâm xem xét các yếu tố như ngoài việc đáp ứng về hạ tầng, logistics, thì trung tâm chế biến dừa nên đặt gần vùng nguyên liệu dừa. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển rất lớn, đồng thời giảm hao hụt nguyên liệu trong quá trình vận chuyển.Với tiềm năng này, việc tái định vị ngành dừa không chỉ là phân bổ lại vùng nguyên liệu mà là tái cấu trúc toàn chuỗi giá trị dừa theo mô hình khép kín. Từ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tiêu chuẩn hữu cơ, bền vững, đến xây dựng các trung tâm nghiên cứu giống, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào. Đồng thời, đầu tư các khu công nghiệp chế biến sâu theo hướng kinh tế tuần hoàn, phát triển thương hiệu quốc gia cho ngành dừa Việt Nam và mở rộng xuất khẩu.
Điều quan trọng là quy hoạch lại ngành dừa không thể cục bộ theo từng địa phương, mà phải tích hợp theo vùng, phân vai theo thế mạnh, gắn với các chiến lược chuyển đổi số, logistics thông minh và thị trường toàn cầu. Đây chính là cơ hội để dừa không chỉ là cây trồng nông nghiệp mà trở thành trụ cột kinh tế xanh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.Dù tiềm năng rõ rệt, 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long cần giải quyết bài toán về cơ chế phối hợp sau sáp nhập nhằm xây dựng thương hiệu dừa quốc tế và cạnh tranh với các "ông lớn" như Philippines hay Indonesia.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Trần Hữu Hiệp, sự hợp nhất 3 tỉnh sẽ tạo thành thế kiềng ba chân vững vàng kết nối với các vùng nguyên liệu lân cận giúp cho xứ dừa tăng thêm lợi thế để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc sáp nhập ba tỉnh thành một cụm liên kết vùng nguyên liệu dừa, tập trung quy mô lớn hơn 120.000 ha, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng sức mạnh đàm phán khi xuất khẩu, đồng thời thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chế biến sâu. Đây là hướng đi chiến lược trong kỷ nguyên mới. Sáp nhập Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long không chỉ là câu chuyện mở rộng địa giới hành chính, tạo thành cụm liên kết dừa mà còn là bước đột phá để ngành dừa Việt Nam khẳng định vị thế đi đến thành công . Với tư duy liên kết vùng, đầu tư công nghệ và định hướng bền vững, "siêu vùng nguyên liệu dừa" hoàn toàn có thể trở thành trung tâm dừa hàng đầu thế giới, mang lại sinh kế ổn định cho hàng triệu nông dân và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, bước nhanh vào kỷ nguyên vươn mình của đất nước.- Từ khóa :
- Dừa
- vùng nguyên liệu dừa
- sản phẩm dừa
- dừa bến tre
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ngành dừa
15:42' - 08/05/2025
Ngày 8/5, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) cho biết đã thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) với nhiều trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.
-
Thị trường
Xuất khẩu chính ngạch hơn 7 tấn đường hoa dừa hữu cơ đầu tiên sang Mỹ
21:24' - 07/05/2025
Ngày 7/5, sản phẩm OCOP 5 sao đường hoa dừa hữu cơ của tỉnh Trà Vinh đã xuất khẩu chính ngạch đơn hàng đầu tiên hơn 7 tấn sang thị trường Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị
18:55' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, chỉ đạo thúc đẩy triển khai các dự án hạ tầng tại tỉnh Quảng Trị.
-
Kinh tế Việt Nam
“Luồng xanh” ưu tiên dự án sân bay quốc tế Gia Bình
18:37' - 26/07/2025
Với mục tiêu khởi công vào ngày 19/8/2025, dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình đang được tỉnh Bắc Ninh huy động tổng lực triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng
12:42' - 26/07/2025
Tổng mức đầu tư của dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 hơn 6.120 tỷ đồng, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU
10:51' - 26/07/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ven biển khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng, cấp bách chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khảo sát các dự án hạ tầng tại thành phố Huế
10:28' - 26/07/2025
Trong chương trình công tác tại miền Trung, sáng 26/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương, thành phố Huế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hungary hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
10:27' - 26/07/2025
Đại sứ Việt Nam tại Hungary Bùi Lê Thái cùng đại sứ các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hungary vừa có chuyến thăm và làm việc tại Đại học Győr.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy hành chính hai cấp
09:28' - 26/07/2025
Các đơn vị thuộc Bộ rà soát, đánh giá, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nội dung đã phân cấp, phân quyền đối với chính quyền cấp tỉnh, cấp xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc
08:25' - 26/07/2025
Chiều 25/7 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự tọa đàm về chính sách thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Maroc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16' - 25/07/2025
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050