Cơ chế tháo gỡ “điểm nghẽn” pháp luật - quy trình xử lý theo hướng rút gọn
Thảo luận tại hội trường, nhiều ý kiến đồng tình cần cơ chế đặc biệt để kịp thời tháo gỡ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự thảo Nghị quyết đưa ra cơ chế đặc biệt cho phép Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xử lý các nội dung vướng mắc trong luật, nghị quyết của Quốc hội trong thời gian chờ sửa đổi chính thức.
Bên cạnh đó, quy trình xử lý được thiết kế theo hướng rút gọn, đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời nhưng vẫn giữ chặt chẽ trong kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Các ý kiến đều thống nhất cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật gây ra; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết từ mục tiêu phát triển đã xác định.
Theo các đại biểu, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, chúng ta cần tốc độ tăng trưởng cao và bền vững như mô hình của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore... đã từng thực hiện. Nếu không tháo ngay những "điểm nghẽn của điểm nghẽn" thì mục tiêu đề ra khó hoàn thành.
Trong khi đó, một số đại biểu cho rằng dự thảo mới chỉ tập trung vào cấp trung ương mà chưa tính đến các khó khăn, chồng chéo trong hệ thống văn bản ở địa phương. Đại biểu Lê Xuân Thân (Khánh Hòa) đề nghị cần bổ sung cơ chế tương tự cho Ủy ban nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh tại địa phương.
Đề cập tới chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng cần đổi mới cách làm luật theo hướng sát thực tiễn hơn, đặc biệt là tăng cường tham vấn chuyên gia, nhà khoa học ngay từ giai đoạn soạn thảo. Đại biểu mong muốn, Nghị quyết này chỉ là tình huống tạm thời, không phải kéo dài hay lặp lại. Muốn vậy, chất lượng luật khi ban hành phải được nâng lên. Các cơ quan cần tập trung vào các buổi tọa đàm, lấy ý kiến sâu, kỹ ngay từ đầu, như vậy khi trình Quốc hội thông qua mới thực sự hiệu quả.
Phát biểu tiếp thu, giải trình làm rõ các ý kiến đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trân trọng cảm ơn những ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội. Nhiều ý kiến phát biểu rất hợp lý, xác đáng và cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo nghị quyết báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện trình Quốc hội xem xét thông qua.
Về phạm vi điều chỉnh, một số đại biểu cũng đề nghị cần phải loại trừ những nội dung liên quan đến các yếu tố nền tảng, yếu tố hiến định, yếu tố về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, những nội dung liên quan đến các luật về tố tụng tư pháp, liên quan đến quyền con người, quyền công dân không áp dụng nghị quyết này. Nội dung này Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có thông báo và các đại biểu cũng phát biểu rất nhiều, Cơ quan soạn thảo hoàn toàn đồng tình và tiếp thu để chỉnh lý nội dung này.
Một số đại biểu đề nghị rằng xem xét nên mở rộng cơ chế này để áp dụng đối với văn bản của các địa phương hay không, Bộ trưởng cho biết, mục tiêu của nghị quyết này là Quốc hội ban hành một nghị quyết khung để trên cơ sở đó Chính phủ sẽ triển khai rà soát tất cả những nội dung văn bản quy phạm pháp luật có vướng mắc do chính văn bản đó hoặc là trong quá trình áp dụng và thi hành pháp luật. Việc này áp dụng cả ở phía địa phương, còn đối với văn bản của địa phương mà có mâu thuẫn, chồng chéo thì hoàn toàn thuộc về quyền của các chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật của địa phương, việc này Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã có cơ chế và cũng không hạn chế.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khẳng định, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2025 đã bổ sung cơ chế tham vấn chính sách. Đây là một điểm mới để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.
Bộ trưởng nhấn mạnh, các Ủy ban của Quốc hội hoàn toàn có thể chủ động tổ chức hội thảo, mời chuyên gia, nhà khoa học, người có thực tiễn tham gia đóng góp ngay từ khi soạn thảo. Dự kiến, sau khi được thông qua, Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 và áp dụng đến hết ngày 28/2/2027, nhằm xử lý kịp thời những "điểm nghẽn" pháp lý đang cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý vướng mắc do quy định của pháp luật
08:09' - 23/06/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật đảm bảo 6 tăng cường, 6 rõ, trả lời 5 vì sao và đáp ứng 4 phải
14:48' - 21/06/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải đảm bảo 6 tăng cường, phân công phải 6 rõ, trả lời được 5 vì sao và đáp ứng yêu cầu 4 phải.
-
Tài chính
Hộ kinh doanh nên tuân thủ quy định pháp luật về nộp thuế
15:22' - 07/06/2025
Cơ quan thuế rất mong muốn các hộ, cá nhân kinh doanh hãy tìm hiểu quy định pháp luật, không nghe và làm theo những hành vi trái pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong quý IV/2025
12:17'
Việc khởi công đồng thời hai tuyến đường sắt đô thị lớn trong quý IV/2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Những “trụ cột” để kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng
09:45'
Đối với phát triển kinh tế, Khánh Hòa hiện nay đứng trước những lợi thế chưa từng có, là cơ hội để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, năng lượng, phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm Việt Nam gắn bó trách nhiệm, cùng ASEAN phát triển tự cường và gắn kết
09:31'
Cách đây tròn 3 thập kỷ, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong ASEAN
08:31'
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất ASEAN, có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Long tháo nút thắt cho các dự án giao thông
21:33' - 24/07/2025
Tỉnh Vĩnh Long có 90 dự án được triển khai trong năm 2025; trong đó, có 29 dự án chuyển tiếp, 41 dự án dự án khởi công mới và 20 dự án chuẩn bị đầu tư, tổng kế hoạch vốn năm là hơn 5.448 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Pháp tăng cường hợp tác kiểm toán
19:49' - 24/07/2025
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác trên cả lĩnh vực song phương và đa phương, nhất là trong các lĩnh vực mà Tòa Thẩm kế Pháp có thế mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thông qua cơ chế ưu đãi, hỗ trợ chủ đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ
19:17' - 24/07/2025
Thành phố triển khai chính sách hỗ trợ 50% kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện nguyên tắc "3 phải" trong phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
18:45' - 24/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam là đất nước hứng chịu nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm và cực đoan, đất nước "sáng chắn bão dông, chiều ngăn nắng lửa".