Chuyển đổi số logistics để nắm bắt cơ hội phát triển
Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp ngành logistics đã và đang đầu tư mạnh chuyển đổi số nhằm giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tốt hơn cơ hội phát triển thị trường.
Qua đó, góp phần xây dựng ngành logistics Việt Nam hiện đại, hội nhập và bền vững, đủ sức trở thành trung tâm logistics năng động của khu vực và thế giới.
Nhận định từ các chuyên gia, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Chính vì vậy, bên cạnh hạ tầng, năng lực của doanh nghiệp logistics là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh. Việc đầu tư vào công nghệ, chuyển đổi số, hình thành chuỗi dịch vụ tích hợp, ứng dụng giải pháp hiện đại như IoT, AI hay Big Data đang trở thành yêu cầu bắt buộc.
Bởi vậy, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cần được xem là động lực cốt lõi cho đổi mới và phát triển. Việc triển khai hệ thống quản lý hiện đại, nền tảng số quốc gia về logistics và cơ sở dữ liệu kết nối trong chuỗi cung ứng sẽ tạo nền tảng cho hệ sinh thái logistics thông minh, minh bạch và hiệu quả.Ông Nguyễn Xuân Hùng – Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) chỉ ra rằng, mức độ sẵn sàng cho việc chuyển đổi số của doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện nay chỉ ở mức trung bình khá, tức khoảng 2,5 đến 3 trên thang điểm 5. Điều đó có nghĩa với việc chỉ 50% doanh nghiệp có sự chuẩn bị và triển khai ban đầu cho chuyển đổi số, chủ yếu là ở những doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc đầu tư từ nước ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do tính chất đặc thù của ngành dịch vụ logistics với các hoạt động tác nghiệp trải dài từ vận tải, kho bãi, giao nhận, thông quan đến phân phối thường diễn ra tại hiện trường, liên quan tới nhiều đối tác, khách hàng và đơn vị trung gian. Điều đó khiến quá trình số hóa không thể thực hiện một cách đơn lẻ mà cần sự phối hợp đồng bộ từ hạ tầng công nghệ, nguồn lực con người đến quy trình quản trị. Trong khi phần lớn doanh nghiệp logistics nhỏ và vừa vẫn đang bị động, thiếu chiến lược rõ ràng và chưa có đủ năng lực tài chính, công nghệ để đầu tư bài bản cho chuyển đổi số. Theo ông Nguyễn Xuân Hùng, hiện tại có nhiều giải pháp từ trong nước đến quốc tế phục vụ cho từng công đoạn trong chuỗi logistics như quản lý kho (WMS), vận tải (TMS), theo dõi đơn hàng (OMS), định tuyến tối ưu, tự động hóa xử lý đơn hàng... Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lựa chọn giải pháp phù hợp với mô hình kinh doanh, quy mô hoạt động và năng lực tài chính. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), vẫn quen với cách làm truyền thống, ngại thay đổi hoặc chưa thực sự hiểu được lợi ích dài hạn của chuyển đổi số. Hầu hết các trường hợp này chủ yếu lo ngại rủi ro khi thay đổi mô hình vận hành, e ngại chi phí ban đầu cao mà chưa nhìn thấy được giá trị bền vững từ việc ứng dụng công nghệ vào logistics. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, chuyển đổi số là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Với quy mô chưa lớn và nhân lực chưa nhiều, khi áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu suất và tốc độ xử lý công việc. Đây cũng là xu hướng chung của thời đại nên nếu không làm doanh nghiệp sẽ mất lợi thế ngay trên sân nhà. Hiện nay, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo trình Chính phủ về Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam bền vững, hiệu quả, chất lượng và có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới, phát huy lợi thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị logistics toàn cầu. Đặc biệt, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics Việt Nam. Theo ông Trần Thanh Hải, ở một số ngành, một số lĩnh vực, hoạt động chuyển đổi số đã có bước tiên phong, ví dụ nhiều cảng đã áp dụng các công nghệ tự động để nâng cao công suất bốc xếp, giảm bớt quy trình thừa, giảm bớt sự tác động của con người vào quy trình, góp phần xanh hóa logistics tại cảng. Mặt khác, các trung tâm logistics là nơi lưu giữ và xử lý rất nhiều loại hàng hoá khác nhau. Việc áp dụng chuyển đổi số vào giúp hoạt động quản lý hàng hóa tại trung tâm logistics sẽ nhanh hơn, chính xác hơn, thuận tiện hơn và tốn ít nhân lực hơn. Điều này thể hiện những thay đổi rất đáng ghi nhận để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam. Chia sẻ về cơ hội để logistics phát triển bền vững, ông Phạm Nguyễn Thanh Quang, Tổng giám đốc LEX Việt Nam cho biết, LEX Việt Nam đã chuyển đổi số một cách toàn diện, sử dụng các nền tảng số để quản lý đơn hàng, tồn kho, vận chuyển theo thời gian thực; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Ngoài ra, LEX Việt Nam còn ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phát triển kho thông minh; áp dụng robot, cảm biến IoT và hệ thống quản lý kho tự động để nâng cao hiệu suất và giảm lỗi và ứng dụng công nghệ chia chọn tự động mới nhất cho trung tâm chia chọn tự động tại Bình Dương. “Hơn hết là LEX Việt Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để xu hướng logistics bền vững, hướng tới giảm phát thải carbon, tối ưu năng lượng và vật liệu tái sử dụng”, ông Phạm Nguyễn Thanh Quang thông tin và chỉ ra những thách thức mà ngành logistics Việt Nam đang phải đối mặt là việc đầu tư cơ sở hạ tầng logistics còn dàn trải, thiếu liên kết vùng; thiếu chuẩn hóa trong dữ liệu và kết nối hệ thống giữa doanh nghiệp. Cùng đó là tình trạng đầu tư chồng chéo vào kho bãi, dẫn đến cung vượt cầu và cạnh tranh về giá; nhân lực trong ngành thiếu kỹ năng đào tạo chuyên nghiệp, khó theo kịp công nghệ mới. Do đó, doanh nghiệp logistics cần ưu tiên đầu tư vào công nghệ như AI, IoT, hệ thống phân tích dữ liệu lớn. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa các đơn vị logistics để chia sẻ hạ tầng, hạn chế đầu tư trùng lặp. Tương tự, bà Trương Thị Mùi, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang bày tỏ, Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đang tích cực triển khai các giải pháp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa hoạt động quản lý và vận hành kho bãi. Trước hết, trung tâm đã đưa vào sử dụng hệ thống quản lý kho hiện đại (WMS) kết hợp cùng công nghệ Internet vạn vật (IoT) cho phép theo dõi tồn kho theo thời gian thực với độ chính xác cao. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát dòng hàng hóa hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt hoặc tồn đọng hàng. Ngoài ra, hệ thống kho dành cho thương mại điện tử được thiết kế tích hợp dây chuyền chia chọn tự động, có khả năng linh hoạt thích ứng theo từng nhóm ngành hàng và yêu cầu phân loại cụ thể góp phần nâng cao năng suất xử lý đơn hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường. Đặc biệt, trung tâm còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) trong việc dự báo nhu cầu tiêu dùng, lập kế hoạch phân bổ vận chuyển hợp lý nhằm rút ngắn thời gian lưu kho, đẩy nhanh vòng quay container, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng cường khả năng đáp ứng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài cuối: Vươn lên bằng nguồn nhân lực chất lượng cao
21:14' - 30/04/2025
Trong định hướng phát triển cảng biển và logistics, Đà Nẵng và Quảng Nam trở thành đầu mối trọng yếu, đóng vai trò trung tâm kết nối và điều phối hệ thống cảng biển – logistics khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạt nhân kết nối cảng biển và logistics miền Trung - Bài 1: Động lực phát triển kinh tế
21:10' - 30/04/2025
Theo định hướng, cụm cảng biển và logistics khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam cùng với các cụm cảng biển và logistics 2 đầu đất nước định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu khu vực Đông Nam Á trong tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Thụy Sĩ nâng tầm quan hệ: Thúc đẩy đầu tư, thương mại và phát triển bền vững
21:16'
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra bước ngoặt mới trong hợp tác Việt Nam – Thụy Sĩ, thúc đẩy thương mại, đầu tư và cam kết đồng hành vì phát triển bền vững đến 2050
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn hóa thủ tục xuất khẩu trước 31/7
20:28'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cho thanh long, hồ tiêu xuất khẩu
20:27'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6931/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo nêu về ngành hàng thanh long, hồ tiêu xuất khẩu kêu cứu.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn, hiệu quả đường dây 110kV
20:14'
Chiều 25/7 tại xã Vũ Thư (Hưng Yên), EVNNPC gắn biển công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn EVN lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025–2030 – Dự án "Xuất tuyến 110kV sau Trạm biến áp 220kV Vũ Thư".
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng bền vững cần dịch vụ logistics tích hợp
19:51'
Dự báo thị trường logistics Việt Nam nửa cuối năm 2025 tiếp tục tăng trưởng nhờ triển vọng từ quy mô thương mại và tiềm lực của các khu công nghiệp mới với quy mô lớn sau khi sáp nhập các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa mở hướng thu hút các “Sếu đầu đàn” đến đầu tư phát triển
19:05'
Chiều 25/7, tại Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư năm 2025 với chủ đề "Khánh Hòa - Hội tụ giá trị, Đầu tư bền vững".
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.