Chức năng, nhiệm vụ Cục Đường bộ và Cục Đường cao tốc có gì khác biệt?
Theo dự thảo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ; thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. Cục có con dấu hình quốc huy, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ cơ bản kế thừa nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với một số nhiệm vụ chủ yếu như: Chủ trì tham mưu các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch, đề án phát, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ (trừ đường bộ cao tốc);
Quản lý đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đảm bảo an toàn giao thông đường bộ (trừ những nhiệm vụ giao cho Cục Đường cao tốc Việt Nam).
Đối với hệ thống đường bộ cao tốc, ngoài những nhiệm vụ do Cục Đường cao tốc thực hiện, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ cao tốc đầu tư công từ ngân sách nhà nước, các tuyến đường cao tốc đầu tư theo các phương thức PPP (hợp tác công tư) khi được chuyển giao thành tài sản sở hữu toàn dân; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn khai thác đối với các tuyến đường bộ cao tốc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang quản lý;
Quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quản lý vận tải đường bộ; bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
Đồng thời thực hiện thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.Về cơ cấu tổ chức, các cơ quan tham mưu của Cục Đường bộ Việt Nam được sắp xếp lại còn 7 phòng so với 9 Vụ như trước đây: Hợp nhất Vụ An toàn giao thông và Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ thành Phòng Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; hợp nhất Vụ Quản lý phương tiện, người lái và Vụ Vận tải thành Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái.
Đối với các đơn vị trực thuộc, Cục Quản lý xây dựng đường bộ sẽ được tổ chức lại thành Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ.
Các Cục Quản lý đường bộ khu vực I, II, III, IV hiện nay được đổi thành các Khu quản lý đường bộ. Đây là cơ quan hành chính tương đương chi cục, kế thừa chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi quản lý trước đây của Cục Quản lý đường bộ khu vực.
Các Ban Quản lý dự án 3, 4, 5, 8, Cụm phà Vàm Cống, các Trung tâm Kỹ thuật đường bộ khu vực tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị này.
Đối với chức năng, nhiệm vụ Cục Đường cao tốc Việt Nam, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quản lý nhà nước, đầu tư phát triển, xây dựng và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Đường cao tốc Việt Nam được Tổng cục Đường bộ Việt Nam xây dựng theo hướng tách biệt, tập trung nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.
Cục này cũng có nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách về phát triển, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác đường bộ cao tốc; chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án, đề án phát triển đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước; tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật đường bộ cao tốc; phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách giao thông vận tải đường bộ.
Thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư đối với các dự án xây dựng đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư hoặc thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án đường bộ cao tốc theo ủy quyền của Bộ Giao thông Vận tải; thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải và quy định của pháp luật;
Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) hoặc xã hội hóa theo phân cấp, ủy quyền các dự án đầu tư đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, Cục này cũng có nhiệm vụ thực hiện khai thác một số tuyến đường bộ cao tốc theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ Giao thông Vận tải. Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao đối với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc phân cấp cho địa phương.
Bảo vệ môi trường, hợp tác quốc tế và nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ, cải cách hành chính về đường bộ cao tốc. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu tổ chức, Cục Đường cao tốc Việt Nam có 5 phòng tham mưu gồm: Văn phòng; Kế hoạch - Tài chính; Quản lý đầu tư xây dựng và khai thác; Pháp chế - Đấu thầu; Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế.
Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục: Trung tâm Quản lý, điều hành giao thông quốc gia, triển khai theo lộ trình.
Trước đó, Chính phủ đã Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải.Đáng chú ý, theo nghị định mới, các Cục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, gồm: Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đường cao tốc Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông được đổi tên thành Cục Quản lý đầu tư xây dựng.
Như vậy, theo phương án cơ cấu mới, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được tách thành hai đơn vị: Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấn chỉnh bảo trì 3 dự án BOT trên Quốc lộ 1
09:43' - 14/09/2022
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu khắc phục các tồn tại trong bảo trì đường bộ 3 dự án BOT ở Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự cố sụt trượt thi công Quốc lộ 2 qua Hà Giang, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nói gì?
15:29' - 13/09/2022
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do địa hình thi công đoạn tuyến này chủ yếu là đồi núi nên quá trình đánh giá địa chất tại dự án đã không lường hết được tính phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cho Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
16:09' - 08/09/2022
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
5 năm thực thi EVFTA: Giữ vững nhịp tăng trưởng hợp tác kinh tế Việt Nam và EU
10:16'
EVFTA đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững nhịp tăng trưởng của thương mại Việt Nam – EU trong bối cảnh thế giới gặp nhiều biến động.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.