Chính sách tài khóa "thúc" tăng trưởng
Năm 2025 đã được nhận định sẽ có những thách thức với nhiều vấn đề khó lường, khó dự báo. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực mạnh mẽ, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên.
Sự quyết liệt này đã được minh chứng ngay từ quý I năm 2025, khi Chính phủ triển khai các chính sách tài khóa, đạt được những kết quả khả quan như thu ngân sách nhà nước tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đồng thời, nhiều loại thuế, phí và lệ phí đã được giảm để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, trong khi các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được thực hiện quyết liệt.
Đây là những giải pháp quan trọng tạo nền tảng cho nền kinh tế phát triển, đặc biệt trong bối cảnh thương mại thế giới nhiều biến động, chính sách thuế quan do Mỹ công bố tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chính phủ yêu cầu điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm trọng điểm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ trong điều hành chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong thu chi ngân sách nhà nước, củng cố nguồn thu ngân sách nhà nước, tái cơ cấu nguồn thu một cách bền vững, đồng thời mở rộng cơ sở thu, kiểm soát chặt chẽ bội chi và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công.Theo đó, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã mở rộng cơ sở thuế, khai thác, đảm bảo thu đúng đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, chuyển giá, trốn lậu thuế; quản lý có hiệu quả các nguồn thu mới phát sinh từ các giao dịch thương mại điện tử; quyết liệt xử lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ để có thêm nguồn dành cho thực hiện chính sách cải cách tiền lương, tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển và đảm bảo an sinh xã hội.Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến hết quý I/2025, thu ngân sách nhà nước ước đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán và tăng 29,3% so cùng kỳ năm 2024.
Bên cạnh đó, chi ngân sách Nhà nước cũng được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Bộ Tài chính cho biết, trong quý I/2025, các nhiệm vụ chi ngân sách được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ ngân sách nhà nước, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Theo đó, chi ngân sách nhà nước quý I/2025 ước đạt 428,2 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán, tăng 11,6% so cùng kỳ năm 2024.Do đó, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp như công khai hàng tháng số liệu giải ngân của từng dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm giao thông, dự án liên vùng, Chương trình Mục tiêu quốc gia gửi tới từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương để nắm bắt và có giải pháp kịp thời đôn đốc việc triển khai dự án và điều hành kế hoạch vốn của các dự án; chủ động thực hiện các giải pháp điều hành, đáp ứng đủ nhu cầu vốn kế hoạch năm theo tiến độ cho các dự án trong phạm vi dự toán đã được Quốc hội giao.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các chính sách gia hạn, miễn giảm thuế, phí và lệ phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Trong giai đoạn 2020-2024, các chính sách này đã giúp giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp và người dân, với tổng số tiền miễn giảm lên tới gần 900.000 tỷ đồng. Riêng trong ba tháng đầu năm nay, số thuế, phí và lệ phí được miễn, giảm, gia hạn ước đạt khoảng 22,2 nghìn tỷ đồng phí, lệ phí và tiền thuê đất được miễn, giảm, gia hạn ước khoảng 22,2 nghìn tỷ đồng.Phó cục trưởng Cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách kích thích nhu cầu của thị trường thông qua các biện pháp tài khóa; trong đó các chính sách về miễn, giảm và giãn thuế đóng vai trò quan trọng. Theo đó, chỉ tính trong thời gian từ năm 2020 đến nay, trung bình mỗi năm các giải pháp hỗ trợ về thuế đã chiếm khoảng 10 - 15% tổng thu ngân sách nhà nước. Đây là một tỷ lệ khá lớn và phản ánh tính hiệu quả của các chính sách tài khóa trong việc duy trì hoạt động kinh tế."Các chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp và người dân, giúp họ vượt qua khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch”, lãnh đạo Cục Thuế nói.Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ vừa tiếp tục cho gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2025, sẽ là động lực cho doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, không phải đi vay và trả lãi vay. Qua đó, những giải pháp này giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính để phục vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phục hồi, tạo nền tảng quan trọng cho nền kinh tế phát triển.Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam cho biết để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn từ các tác động bên trong lẫn bên ngoài, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành nhiều chính sách từ gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí, tiền thuê đất đến miễn giảm thuế với số tiền lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Đây là những chính sách được ban hành rất kịp thời và phù hợp.Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh phải triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, Bộ Tài chính đang phải đối mặt với thách thức như nhiều chính sách giảm thuế được ban hành với quy mô lớn sẽ ảnh thu ngân sách nhà nước của cả trung ương và địa phương.Để đảm bảo mục tiêu thu ngân sách, Bộ Tài chính đang thực hiện các biện pháp đồng bộ; trong đó tập trung vào việc tăng cường quản lý thu ngân sách, chống thất thu và đặc biệt là khai thác tốt nguồn thu từ các lĩnh vực mới như thương mại điện tử, kinh tế số và bất động sản.
Tin liên quan
-
Tài chính
Cảnh báo giả mạo trang facebook của Bộ Tài chính
17:36' - 31/03/2025
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
-
Tài chính
Bộ Tài chính thông tin về việc mua sắm xe ô tô công có nguồn gốc nhập khẩu
15:27' - 25/03/2025
Bộ Tài chính vừa có Công văn số 3646/BTC-QLCS gửi các bộ, ngành, địa phương về việc mua sắm xe ô tô công có nguồn gốc nhập khẩu.
-
Tài chính
Bộ Tài chính đã trình dự thảo nghị quyết về thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa
15:39' - 20/03/2025
Đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.
-
Tài chính
Lỗ hổng thuế khiến Nhật Bản thất thu gần 100 tỷ yen
09:40' - 10/07/2025
Cơ quan thuế Nhật Bản đã xác nhận thông qua các cuộc kiểm toán rằng khoảng 640 tỷ yen tiền cổ tức đã được phân phối từ các TMK cho Singapore trong giai đoạn 2020 và 2022.