Chính sách công nghiệp tạo động lực cho tăng trưởng hai con số
Việt Nam đang đứng trước khát vọng lớn về tăng trưởng kinh tế hai con số - một mục tiêu mang tính bước ngoặt nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. Trong bối cảnh đó, việc định vị vai trò của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, vốn đã đóng góp trên 50% GDP và là trụ đỡ chính về việc làm trở thành yếu tố then chốt.
Theo các chuyên gia kinh tế, để đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong thời gian qua, và mức tăng trưởng công nghiệp tích cực có một phần đóng góp không nhỏ từ chính sách công nghiệp. Khẳng định vai trò then chốt của chính sách công nghiệp trong việc kiến tạo môi trường tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho khu vực tư nhân, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, chính sách công nghiệp không chỉ là công cụ ngành đơn thuần, mà cần được định vị là một động lực chiến lược - hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển nhanh và bền vững, đóng góp trực tiếp vào mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030.
PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho rằng, kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với tăng trưởng GDP đạt 7,09% trong năm 2024 và gần 7% trong quý I/2025 nhưng vẫn còn những điểm nghẽn mang tính cấu trúc, đặc biệt liên quan đến chính sách công nghiệp và khu vực tư nhân. Trong đó, năng suất lao động của khu vực tư nhân còn thấp. Khu vực tư nhân hiện đóng góp khoảng 50% GDP, 30% thu ngân sách, 82% tổng số lao động. Khu vực công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, nhưng chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) giảm dưới 50 điểm từ quý IV/2024 phản ánh sự suy giảm trong sản xuất và đơn hàng; đồng thời, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đạt kỷ lục vào năm 2024 và vẫn rất cao trong những tháng đầu năm 2025 cho thấy doanh nghiệp vẫn đối mặt với những khó khăn.Đầu tư công và tư nhân tăng tốc, thực hiện giải ngân cho hạ tầng trọng điểm và dòng vốn FDI vào công nghệ cao giúp thúc đẩy sản xuất. Sản xuất công nghiệp trên đà phục hồi tích cực nhưng có dấu hiệu giảm tốc do những lo ngại về thuế quan.Những cải cách thể chế mạnh mẽ, cụ thể là Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân với những chính sách như xây dựng kênh tín dụng thương mại riêng biệt, tạo điều kiện tiếp nguồn lực đất đai, cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu phát triển, tăng cường kết nối doanh nghiệp... được nhận định là những yếu tố tác động tích cực tới triển vọng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025.Mặc dù vậy, theo PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, mô hình tăng trưởng hiện tại vẫn phụ thuộc nhiều vào FDI và xuất khẩu thô. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) ở mức thấp và nhiều năm thậm chí âm.PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cũng chỉ ra các vấn đề như: đầu tư công nghiệp còn thiếu trọng tâm ngành - vùng; các chính sách hỗ trợ chưa tạo được cú huých cho doanh nghiệp nội địa bước vào chuỗi giá trị toàn cầu; hạn chế trong nghiên cứu phát triển (R&D), thiếu hạ tầng số, thiếu kết nối giữa khu vực công và tư…Theo kinh nghiệm từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê cho rằng, việc áp dụng chính sách công nghiệp chọn lọc, chủ động, dài hạn đã giúp họ vươn mình trở thành các trung tâm sản xuất công nghệ toàn cầu. Do vậy, việc định vị lại vai trò chính sách công nghiệp trong thời điểm hiện tại là vô cùng cần thiết. Cùng với đó, Việt Nam cần xác lập một cách tiếp cận mới, lấy doanh nghiệp tư nhân làm trung tâm chính sách, lấy công nghiệp làm nền tảng và lấy đổi mới sáng tạo làm trục phát triển", báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2025 của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ rõ.Bà Vanessa Kristina Steinmetz, Giám đốc FNF Việt Nam cũng cho rằng, khu vực tư nhân đang là động lực năng động nhất của nền kinh tế. Do đó, việc cải cách thể chế, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện tiếp cận vốn, công nghệ và kỹ năng… là những yếu tố quyết định để doanh nghiệp tư nhân phát triển vững mạnh hơn nữa. “Chính sách công nghiệp cần không chỉ dẫn dắt, mà phải tiếp thêm sức mạnh cho khu vực tư nhân", bà Vanessa Kristina Steinmetz cho hay.
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, đây được đánh giá là mục tiêu không hề đơn giản, theo đó để đạt được mục tiêu trên, việc xây dựng một chính sách công nghiệp là cần thiết. Chính sách sẽ góp phần thay đổi mô hình tăng trưởng, xác định sản phẩm có lợi thế so sánh trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Hình thành thể chế hiệu quả, nâng cao năng lực khu vực tư nhân, tạo sự đồng lòng trong toàn nền kinh tế. TS. Dorsata Madani, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, chính sách công nghiệp cần tập trung nâng cao nội lực của doanh nghiệp trong nước; đồng thời, có chính sách tập trung hỗ trợ một số ngành công nghiệp trọng điểm, có tính chất liên ngành và hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Để phù hợp với bối cảnh mới, định hướng chính sách công nghiệp trong thời gian tới cần được xác lập trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có; trong đó, có công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đóng vai trò hạt nhân. Các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị, trong thời gian tới, chính sách cần hướng vào tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua việc đảm bảo nguồn lực về đất đai, vốn, lao động và công nghệ. Ngoài ra, cần có giải pháp tiếp cận chính sách dựa trên lợi thế so sánh, phát huy hiệu ứng lan tỏa của chuỗi giá trị trong nước. Song song với đó, cần có chính sách phù hợp nhằm tận dụng tối đa lợi thế so sánh, thúc đẩy vai trò của khu vực tư nhân, tạo động lực mạnh mẽ giúp các ngành công nghiệp trong nước nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ công nghệ, vị thế trong mạng lưới thương mại toàn cầu. Khi được thực thi trên cơ sở nguồn lực, quy định rõ ràng cùng cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả, chính sách công nghiệp sẽ thực sự trở thành công cụ chiến lược trong mục tiêu đưa Việt Nam vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh toàn cầu mới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị ERIA đồng hành với Việt Nam tìm động lực tăng trưởng mới
18:52' - 25/06/2025
Thủ tướng mong muốn ERIA cùng đồng hành với Việt Nam trong quá trình nghiên cứu tìm động lực tăng trưởng mới và nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng bứt phá: Tăng trưởng vượt mốc 11% nửa đầu 2025
18:05' - 23/06/2025
Ngày 23/6, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 24.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 12 giờ trưa 22/7
12:27'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng cho hay, hiện tại, các cảng hàng không này đã đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1)
09:44'
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1). Các tuyến tàu khác đang được khai thác bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân ngày 22/7
09:35'
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng ban hành kế hoạch nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
08:51'
Thủ tướng vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.