Cắt giảm khoảng 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhà nước
* Tăng cường phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp nhà nước
So với quy định hiện hành, Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới được Quốc hội thông qua đã cắt giảm khoảng 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhà nước như: Phê duyệt chiến lược kinh doanh 5 năm; Phê duyệt kế hoạch sản xuất - kinh doanh hàng năm; Phê duyệt phương án huy động vốn lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính; trường hợp huy động vốn có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; khoản vay nước ngoài; Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên; Ban hành Điều lệ của doanh nghiệp; Phê duyệt Báo cáo tài chính...Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, bám sát nguyên tắc tăng cường phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động quản trị của doanh nghiệp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan tiếp tục rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật để thể hiện rõ quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước được quyết định hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm; Quyết định huy động vốn; Quyết định bảo lãnh cho cho công ty do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vay vốn với tổng giá trị các khoản bảo lãnh không vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm bảo lãnh. Doanh nghiệp cũng được quyết định cho công ty do doanh nghiệp nắm giữ trên 50% vốn điều lệ vay vốn với tổng giá trị các khoản cho vay đối với từng công ty không vượt quá giá trị vốn góp thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm cho vay. Được quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo các hình thức đầu tư quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan; Quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng... Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định tại dự thảo Luật thể hiện sự cân bằng giữa việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu ở mức độ phù hợp. Trong báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, có ý kiến đề nghị xem xét không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản mà chỉ cho phép doanh nghiệp lớn của nhà nước được đầu tư lĩnh vực này. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định theo hướng không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản, mà chỉ cho phép một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được thực hiện hoạt động này sẽ làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và chủ trương bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật và định hướng của Nhà nước với vai trò của chủ sở hữu sẽ được thể hiện thông qua Điều lệ, chiến lược phát triển của doanh nghiệp.* Giữ quy định về công bố hợp quy sản phẩm
Với 432/448 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết qua thảo luận trước đó, một số đại biểu đề nghị bỏ quy định về công bố hợp quy để giảm thiểu thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí cho doanh nghiệp. Ý kiến khác đề nghị không bãi bỏ, chỉ điều chỉnh nội dung, thủ tục công bố hợp quy theo hướng rà soát, cập nhật hệ thống tiêu chuẩn nhanh, hài hòa với quy chuẩn quốc tế; điện tử hóa quy trình công bố hợp quy. Thường vụ Quốc hội cho rằng công bố hợp quy bao gồm hai hoạt động: đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành. Đánh giá hợp quy là việc xác định sản phẩm, hàng hóa có phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Đây là cơ sở pháp lý kỹ thuật để cơ quan nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc này tạo niềm tin cho người tiêu dùng; phù hợp yêu cầu cơ bản của các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau, các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Do đó, việc công bố hợp quy là biện pháp cần thiết, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp. Còn đăng ký bản công bố hợp quy là thủ tục hành chính để thông báo với cơ quan quản lý. Để giảm thiểu thủ tục hành chính, gây tốn kém cho doanh nghiệp, Luật quy định mở rộng việc sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp làm cơ sở cho hoạt động công bố hợp quy; miễn thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật chuyên ngành. "Doanh nghiệp chỉ tuân thủ một quy trình, thay vì phải thực hiện hai quy trình như hiện nay", báo cáo nêu. Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong thực hiện thủ tục, Luật chỉnh lý quy định về đăng ký hợp quy theo hướng tối giản. Tổ chức, cá nhân chỉ cần thông báo công bố hợp quy trên cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Từ đó, Luật quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường, đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội. Luật cho phép miễn thực hiện công bố hợp quy với sản phẩm, hàng hóa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý chất lượng theo quy định của luật khác tương ứng với yêu cầu kỹ thuật tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố hợp quy qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Ngoài nội dung trên, Luật vừa thông qua cũng điều chỉnh trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, thẩm quyền thẩm định quy chuẩn kỹ thuật giao cho các cơ quan ban hành quy chuẩn Việt Nam theo đề nghị của Chính phủ. Luật cũng quy định về thay thế, bãi bỏ quy chuẩn kỹ thuật nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính, tăng tính linh hoạt trong quản lý nhà nước, tiết giảm thời gian thẩm định, ban hành.Nguồn: http://baotintuc.vn/thoi-su/cat-giam-khoang-30-thu-tuc-hanh-chinh-cho-doanh-nghiep-nha-nuoc-20250614103305155.htm
Tin liên quan
-
Chứng khoán
11 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông tuần tới
08:38' - 14/06/2025
Trong tuần tới từ ngày 16-20/6, có 11 doanh nghiệp chốt quyền họp đại hội cổ đông; trong đó có 3 doanh nghiệp trên HoSE và 8 doanh nghiệp trên UPCoM.
-
DN cần biết
Hà Nội triển khai 100% thủ tục hành chính trực tuyến liên quan doanh nghiệp
17:45' - 13/06/2025
Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thực hiện 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Doanh nghiệp là chủ thể làm mới và đưa quan hệ Việt Nam – Thụy Điển vào giai đoạn phát triển mới
08:35' - 13/06/2025
Thụy Điển hiện đứng thứ 29/149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 111 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 743,39 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 3: Xung lực mới cho thu hút đầu tư
07:33'
Việc tập trung nguồn lực vào chính quyền 2 cấp giúp nâng cao năng lực điều hành và phục vụ. Các quyết sách có thể đưa ra nhanh chóng, hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 2: Thêm động lực phát triển cho các "cực tăng trưởng" mới
06:41'
34 tỉnh thành vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7/2025 không đơn thuần là phép cộng không gian địa lý, mà là sự hợp lực tạo ra dư địa phát triển mới cho các "cực tăng trưởng" mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài 1: Kiến tạo không gian phát triển mới
06:30'
Việc 34 tỉnh thành trong cả nước vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước chuẩn bị cho “tầm nhìn trăm năm” phát triển đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuế Nghệ An đẩy mạnh cải cách, lấy người nộp thuế làm trung tâm phục vụ
21:49' - 16/07/2025
Thuế tỉnh Nghệ An vừa có thư ngỏ gửi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân người nộp thuế về việc phối hợp, đồng hành trong suốt thời gian qua đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Azerbaijan tăng kết nối khởi nghiệp, mở rộng đầu tư số
21:40' - 16/07/2025
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Azerbaijan 2025 “Hội tụ nguồn lực đầu tư phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc gia trong kỷ nguyên kinh tế số” đã diễn ra chiều 16/7 tại Hà Nội.