Cao điểm là phải mạnh tay và lâu dài chấm dứt hàng lậu, hàng giả
Khẳng định sự nghiêm minh của phát luật, chống buôn lậu, hàng giả đã trở thành mệnh lệnh thống nhất, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương theo tinh thần "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực" và sẽ "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Không chỉ tập trung chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái trong vòng một tháng cao điểm, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ: Đây là nhiệm vụ mang tính lâu dài, phải làm thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ và trở thành trách nhiệm mỗi ngày.
Bộ Công Thương là một trong những cơ quan được Chính phủ giao thực thi pháp luật đã ban hành Quyết định 1398/QĐ-BCT về kế hoạch giám sát, kiểm tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả với mục tiêu cao nhất “tiến tới chấm dứt tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu”. Đây một quyết tâm trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời là một tuyên bố thể hiện sự chuyển hướng quyết liệt từ phòng ngừa sang tấn công chủ động.
Ngay sau khi cao điểm được phát động, các lực lượng chức năng lập tức đồng loạt ra quân, triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm tra, giám sát. Như với quản lý thị trường, 3 tuần qua với quyết tâm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và trên tinh thần “mạnh tay xử lý vi phạm” toàn lực lượng đã ra quân, tổng kiểm tra, kiểm soát, xử lý các kho hàng vi phạm; tổng tiến công vào những điểm nóng về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Nổi bật là cuộc tổng tiến công, kiểm tra Trung tâm thương mại Saigon Square, nơi được xem là "thiên đường" mua sắm của những sản phẩm “hàng hiệu giá rẻ” tại TP. Hồ Chí Minh, hay vụ đột kích kho nước hoa nghi giả thương hiệu giữa phố cổ Hà Nội; vụ kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thời trang trên tuyến phố du lịch Đà Nẵng; vụ thu giữ hàng trăm ngàn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Công ty cổ phần Chuỗi cung ứng Thương mại Á Châu...
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, lực lượng quản lý thị trường đã gặp phải không ít thách thức. Như tại Trung tâm thương mại Saigon Square, khi tổ công tác của Phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương kiểm tra, nhiều tiểu thương đã vội vàng đóng cửa nhằm né tránh. Thậm chí, hệ thống bộ đàm của đội ngũ bảo vệ tại đây lập tức được kích hoạt, phát thông báo qua loa nội bộ cảnh báo cho các tiểu thương đóng cửa hàng...Dù đóng kín cửa, nhưng nhiều tiểu thương đã đóng gói hàng hóa vận chuyển ra khỏi Saigon Square bằng nhiều phương tiện. Hay tại Đà Nẵng, trên tuyến phố du lịch Trần Phú, kiểm tra cửa hàng Black Label chuyên kinh doanh túi xách thời trang, chủ cơ sở này đã đóng cửa, kéo rèm che kín mặt tiền, khóa chốt bên trong. Khi có khách trong nước hỏi mua, nhân viên cửa hàng từ chối phục vụ, viện lý do “tạm nghỉ, chuyển địa điểm kinh doanh”, nhưng lại tiếp đón khách nước ngoài và khóa trái cửa khi họ bước vào trong.Ông Trần Việt Hùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin: Qua kiểm tra, giám sát, lực lượng Quản lý thị trường ghi nhận tình trạng tại nhiều địa phương có các cửa hàng, cơ sở kinh doanh, công ty tồn tại nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
Theo số liệu thống kê từ Văn phòng Chính phủ, qua 2 tuần thực hiện cao điểm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ hơn 450 vụ vi phạm về buôn bán, gian lận thương mại, hàng giả, trốn thuế, tổng giá trị hàng hóa, tang vật hơn 40 tỷ đồng. Riêng đối với hoạt động của lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc vi phạm lớn; đồng thời xử lý nghiêm với phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Tuy nhiên, ông Trần Việt Hùng cũng chỉ ra thách thức đến từ sự thiếu hợp tác của các tiểu thương, hộ kinh doanh. Khi đoàn đi kiểm tra, có hiện tượng “cửa đóng then cài”. Cùng đó là sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng, sự phối hợp với chính quyền địa phương chưa thực sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa các hành vi vi phạm.Vì vậy, ông Hùng cho rằng cần gắn trách nhiệm với chính quyền địa phương. Bởi hơn ai hết họ là những người nắm chắc địa bàn; các bộ, ngành có nhiệm vụ xây dựng chính sách, phối hợp làm các vụ việc liên vùng, liên tỉnh.... Đặc biệt, chống buôn lậu, hàng giả chắc chắn không chỉ là tháng cao điểm mà sẽ diễn ra thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ và phải liên tục không ngừng.
Khẳng định sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong đấu tranh phòng, chống hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước khẳng định cần mạnh tay với hàng giả, không chỉ trong cao điểm. Vì vậy, các lực lượng cần tăng cường phối hợp, không bỏ trống địa bàn quản lý ngay cả trong thời gian sáp nhập, tinh gọn. Cùng đó, cần có các chuyên đề, kế hoạch kiểm tra cụ thể, tập trung vào những điểm nóng, mặt hàng trọng tâm, địa bàn trọng điểm.Ngoài ra, trong các cuộc họp với Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh đến trách nhiệm trong đấu tranh, phòng, chống hàng giả sẽ thuộc về UBND các cấp; bộ, ngành trong xây dựng chính sách, phối hợp triển khai vụ việc liên vùng, liên tỉnh.... Qua đó, UBND các cấp, ngành nâng cao trách nhiệm trong việc này.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân - Tổ phó Tổ công tác 950 của Chính phủ cho rằng: Để chấn chỉnh, tiến tới chấm dứt tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, đề nghị lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố phải “nhanh - mạnh - chính xác - nghiêm”, truy quét các tụ điểm, kho hàng lậu, hàng giả để lành mạnh hóa thị trường. Cùng đó, bám sát, nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đấu tranh, phòng, chống hàng giả. “Không chỉ dừng lại ở cao điểm mà phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phải triển khai thường xuyên, liên tục với giải pháp linh hoạt chủ động và sáng tạo hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Cao điểm chống buôn lậu: TP. Hồ Chí Minh quyết chặn hàng giả, kém chất lượng
14:21' - 12/06/2025
Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái tại TP. Hồ Chí Minh đã đạt được hiệu quả nhất định, cảnh tỉnh các đối tượng vi phạm và kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ thị trường, sức khỏe của chính mình.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
06:00' - 05/06/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
-
Kinh tế và pháp luật
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Thế chủ động lấp lỗ hổng, xóa vùng cấm
18:18' - 01/06/2025
Chưa bao giờ cuộc chiến đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại lại được quan tâm và nhận được sự đồng thuận như hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Theo chân hải quan Lao Bảo trên những cung đường thẩm lậu
17:01' - 31/05/2025
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo không chỉ là nơi giao thương sôi động trên trục Hành lang kinh tế Đông – Tây, mà còn là tâm điểm phức tạp, dai dẳng về buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)
12:54'
Ngày 22/7/2025, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã ký ban hành Công văn "Về việc thông báo chỉ đạo của Ban Bí thư về việc ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha)".
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải đường sắt thông suốt, hành khách cần di chuyển đến nhà ga sớm
12:31'
Hiện ngành đường sắt chưa ghi nhận ảnh hưởng kết cấu hạ tầng do cơn bão số 3, vận tải thông suốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở cửa sân bay Vân Đồn và Cát Bi từ 12 giờ trưa 22/7
12:27'
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Uông Việt Dũng cho hay, hiện tại, các cảng hàng không này đã đáp ứng điều kiện tiếp nhận tàu bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1)
09:44'
Theo báo cáo của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt đã dừng tàu liên vận quốc tế Hà Nội - Nam Ninh (MR1). Các tuyến tàu khác đang được khai thác bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng không điều chỉnh lịch khai thác tại sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân ngày 22/7
09:35'
Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025; Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi từ 23 giờ ngày 21/7/2025 đến 12 giờ ngày 22/7/2025