Cần thêm các chương trình hỗ trợ chuyên sâu cho doanh nghiệp xuất khẩu
Ngày 30/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2025 với chủ đề “Xúc tiến thương mại đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường FTA cho sản phẩm dệt may và da giầy Việt Nam".
Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cùng vời hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan quản lý, đại diện hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Tại hội nghị các chuyên gia cho rằng, bắt đầu từ quý II trở đi, xuất khẩu của nước ta sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Đặc biệt, trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước dựng nên các rào cản thương mại… Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam chia sẻ, ngành da giầy đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như bất ổn kinh tế toàn cầu, rủi ro thuế quan từ Mỹ và sự phụ thuộc về nguyên liệu thô. Chi phí lao động tăng ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh. Hàng rào phi thuế ngày càng siết chặt, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh, tuần hoàn, giảm phát thải CO₂ theo quy định từ EU. Ngoài ra, chuỗi cung ứng và hậu cần vẫn tiềm ẩn nhiều rủi…Bà Phan Thị Thanh Xuân kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại; trong đó, đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu thị trường chuyên sâu, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu xuất khẩu. Đây sẽ là nguồn thông tin thiết yếu phục vụ kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp trong nước với khách hàng tiềm năng tại các thị trường mục tiêu, từ đó gia tăng tần suất giao thương và nâng cao tính hiệu quả trong các hoạt động xúc tiến.
Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được nhấn mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực marketing và thiết kế sản phẩm. Việc mời các chuyên gia quốc tế giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu xu hướng, thiết kế, phát triển mẫu mã theo thị hiếu tiêu dùng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp chuẩn mực quốc tế, từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh.
Các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế cũng cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn ngay tại Việt Nam thông qua việc tổ chức hội nghị, hội chợ, triển lãm quốc tế và các đoàn giao thương, đầu tư. Điều này không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường, đối tác và công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, xu thế chuyển đổi số đang trở thành động lực quan trọng của ngành xúc tiến thương mại. Việc ứng dụng các công nghệ như hội chợ trực tuyến, nền tảng giao dịch thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) để phân tích thị trường, hành vi tiêu dùng hay blockchain trong truy xuất nguồn gốc… sẽ giúp các hoạt động xúc tiến ngày càng thông minh, chính xác và hiệu quả hơn. Cần chú trọng thu hút đầu tư vào sản xuất, phân phối nguyên phụ liệu, đặc biệt là từ các đối tác nước ngoài để hình thành các trung tâm cung ứng nguyên liệu lớn (hub) phục vụ cho sản xuất trong nước. Đây là giải pháp quan trọng nhằm xây dựng chuỗi cung ứng nội địa, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ một cách bền vững. Đại diện các doanh nghiệp kiến nghị cần có thêm các chương trình hỗ trợ chuyên sâu từ Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, như cung cấp thông tin thị trường, kết nối nhà nhập khẩu phù hợp và tư vấn chiến lược thâm nhập thị trường FTA.Cũng dưới góc độ hiệp hội, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành này trong năm 2024. Trong khi đó, thị trường châu Âu chú trọng đến phát triển bền vững đã đưa ra nhiều quy định mới khó tính hơn; hiện doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… “Đó là còn chưa kể đến việc thu hút đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam là dệt vải và nhuộm để đáp ứng quy tắc xuất xứ các hiệp định thương mại cũng bị suy giảm”, ông Cẩm chia sẻ.
Trước tình hình khó khăn, theo ông Cẩm nhiều doanh nghiệp đã lên chiến lược chủ động đầu vào, thông qua kế hoạch liên doanh đầu tư trong lĩnh vực dệt vải để tự chủ một phần nguyên liệu. Bởi để “sống” được tại thị trường Mỹ cũng như một số thị trường cao cấp khác cần minh bạch hóa chuỗi cung ứng, minh bạch xuất xứ hàng hóa. Song song với đó, các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, tái cơ cấu, tìm kiếm giải pháp công nghệ và thương mại điện tử để tối ưu chi phí. Các công ty cũng đang có chiến lược tìm kiếm thêm các thị trường mới để giảm dần phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Ông Cẩm kiến nghị Bộ Công Thương đàm phán để không tăng thuế hoặc mức thuế doanh nghiệp có thể chấp nhận, giữ được thị trường Mỹ; thúc đẩy nhanh đàm phán FTA ASEAN – Canada giảm công đoạn xuất xứ cho dệt may; hỗ trợ triển khai các khu công nghiệp thu hút dệt, nhuộm theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 đặc biệt là việc triển khai các khu công nghiệp dệt may lớn thu hút đầu tư vào sản xuất vải, nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa. Ông Vũ Bá Phú khuyến nghị các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành hàng cần phân tích chi tiết về nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, đánh giá khả năng hấp thụ lượng hàng hóa để có chiến lược xuất khẩu hợp lý.>>> Xuất khẩu dệt may, da giày hướng tới thị trường đích
- Từ khóa :
- dệt may
- da giầy
- thị trường xuất khẩu
- thuế quan
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu dệt may, da giày hướng tới thị trường đích
17:55' - 29/05/2025
Để triển khai hiệu quả công tác xúc tiến thương mại trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường và xuất khẩu cần hướng tới một số thị trường "đích".
-
Chứng khoán
Dệt may Thành Công sắp phát hành hơn 10 triệu cổ phiếu thưởng
10:41' - 28/05/2025
Công ty cổ phân Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, mã chứng khoán TCM) cho biết sẽ phát hành gần 10,2 triệu cổ phiếu thưởng để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
-
DN cần biết
Khẩn trương bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
12:46' - 21/07/2025
Chương trình bảo hiểm được cung cấp bởi liên danh các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Bảo hiểm Bảo Việt là đơn vị đứng đầu triển khai cùng các thành viên gồm BSH, PTI và MIC.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics lần thứ 3 (VILOG 2025)
11:29' - 21/07/2025
Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, VILOG 2025 sẽ tập trung vào sức mạnh của giải pháp số hoá và kết nối hợp tác trong việc thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi Dự án Luật Thương mại điện tử
18:05' - 19/07/2025
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến với hồ sơ Dự án Luật Thương mại điện tử nhằm bảo đảm minh bạch, đồng thuận và thực tiễn của dự án luật.
-
DN cần biết
Tăng vai trò nhà đầu tư khi xác định phần doanh thu cần chia sẻ theo phương thức PPP
16:50' - 19/07/2025
Bộ Tài chính đã lấy ý kiến, rà soát các vướng mắc khi thực hiện Nghị định 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức PPP.