Cân nhắc việc UBND xã ban hành quyết định để phân cấp thực hiện nhiệm vụ
Mục đích ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; yêu cầu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh khi trình bày trước Quốc hội về Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sáng 15/5. Về phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã; vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bổ sung một số quy định để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thi hành Luật, nhất là khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Dự kiến, Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, Ủy ban tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cho rằng, dự thảo Luật đã quán triệt, bám sát yêu cầu của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Về nội dung văn bản của UBND cấp xã (khoản 4 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 22 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật), Khoản 3 Điều 22 được đề xuất sửa đổi quy định UBND cấp xã ban hành quyết định để phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Ủy ban đề nghị cân nhắc quy định này, vì chính quyền cấp xã là cấp cơ sở nên phải gần dân, sát dân, trực tiếp và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nếu thực hiện phân cấp thì các cơ quan nhận phân cấp mới là chủ thể chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, có thể lại tạo ra cấp trung gian trong giải quyết công việc tại cấp chính quyền cơ sở. Qua rà soát các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 cũng không giao UBND cấp xã thẩm quyền phân cấp. Thay cho quy định UBND cấp xã ban hành quyết định để phân cấp, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu, quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cơ chế phân công, ủy quyền linh hoạt hơn để UBND cấp xã có thể giao cho cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, thậm chí cả công chức thuộc UBND cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của địa phương, nhất là đối với các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp có diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn để bảo đảm kịp thời giải quyết các hồ sơ, công việc của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Cơ quan thẩm tra tán thành đề xuất của Chính phủ quy định nội dung chuyển tiếp cho phép văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện tiếp tục có hiệu lực trong phạm vi địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp cho đến thời điểm không áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đó theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã sau sắp xếp hoặc có hiệu lực tối đa đến ngày 1/3/2027. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ các trường hợp cần chuyển tiếp để bảo đảm không tạo khoảng trống pháp luật do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp./.- Từ khóa :
- quốc hội
- ubnd cấp xã
- phân cấp
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng
14:51' - 14/05/2025
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, việc phân cấp, phân quyền, nhưng không buông lỏng và cũng là công cụ để bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người dân, lợi ích của Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Khoảng 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng được cắt giảm hoặc phân cấp
11:14' - 13/05/2025
Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 13/5, Quốc hội đã nghe Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quy hoạch
10:05' - 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 9/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 190 vị trí còn ách tắc giao thông do ảnh hưởng của bão số 3
08:47'
Hiện nay, trên các tuyến quốc lộ, cao tốc và đường địa phương hiện còn mưa rải rác, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục cập nhật, rà soát, thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.