Cần có chính sách ưu đãi vượt trội ở lĩnh vực đường sắt
Góp ý tại phiên thảo luận, đa số ý kiến khẳng định sự cần thiết ban hành dự thảo Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tạo hành lang pháp lý và động lực đột phá cho phương thức giao thông bằng đường sắt.
Đánh giá dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) mang tính đột phá và có thể thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình với quy định tại Điều 39 của dự thảo Luật, giao Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm công nghiệp đường sắt, sẽ giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Theo đại biểu thành phố Hà Nội, để doanh nghiệp Việt Nam được đặt hàng yên tâm sản xuất, phải bảo đảm thị trường đầu ra, tức là thị trường trong nước phải được dành cho các doanh nghiệp đó, không có chuyện nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài. Tuy nhiên, tại khoản 9 Điều 5 trong dự thảo Luật lại có quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được. Nêu một thực tế là hiện nay chúng ta chưa có ngành công nghiệp đường sắt, hầu hết các sản phẩm phục vụ công nghiệp đường sắt đều chưa sản xuất được trong nước, đại biểu cho rằng, nếu quy định như trên, rất có thể các doanh nghiệp được đặt hàng sẽ đi nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, thậm chí thuê sản xuất linh kiện rồi về lắp ráp. Điều này sẽ triệt tiêu mục tiêu phát triển công nghiệp đường sắt. Do đó, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị quy định rõ không được nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kể cả linh kiện để lắp ráp thành hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước đã giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cho doanh nghiệp trong nước sản xuất.Nhấn mạnh quy định về kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh hiện đại hóa giao thông đường sắt hiện nay, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) cho rằng, đây cũng là cơ sở pháp lý để bảo đảm việc khai thác tài sản công một cách hiệu quả, minh bạch, đồng thời thu hút mọi nguồn lực cả khu vực công và khu vực tư để tham gia quản lý, vận hành, bảo trì, phát triển đường sắt.
Tuy nhiên qua nghiên cứu dự thảo Luật Đường sắt, đại biểu nhận thấy sau khi được bổ sung các chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng các dự án đường sắt, dự thảo hiện nay đang dành nhiều dung lượng cho các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng đường sắt mà chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung liên quan đến kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt...
Từ những phân tích trên, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát nghiên cứu trong đó chú ý cần kế thừa các quy định của Luật Đường sắt hiện tại và kinh nghiệm pháp luật của các nước để bổ sung hoàn thiện các nội dung trong dự thảo. “Tôi cho rằng đây là những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp, nên cần phải được quy định rõ ràng trong luật. Việc luật hóa rõ ràng các hình thức giao, cho thuê, khai thác cùng với cơ chế lựa chọn công khai, khuyến khích cạnh tranh không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kết cấu hạ tầng đường sắt hiện có mà còn tạo động lực thu hút đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và thúc đẩy phát triển đường sắt theo hướng hiện đại”, đại biểu khẳng định. Chia sẻ về chuyến khảo sát trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cách đây một tuần, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho biết, ông nhận thấy hiệu quả kinh tế của tuyến đường này là rất lớn, nhưng hạ tầng kết nối, đặc biệt là bãi đỗ xe cá nhân và điểm trung chuyển còn rất bất cập. Do đó, đại biểu Trần Đình Gia cho rằng, bổ sung "bãi đỗ xe cá nhân" vào định nghĩa "công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối" là rất cần thiết. Theo đó, định nghĩa về "công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối" trong dự thảo Luật cần bao gồm: hệ thống cấp điện từ lưới điện công cộng; hệ thống cấp thoát nước; đường bộ vào ga đường sắt; bãi đỗ xe cá nhân; điểm trung chuyển giữa đường bộ và đường sắt. Cùng với đó, trong chính sách ưu đãi để phát triển ngành đường sắt, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh đề nghị bổ sung thêm chính sách trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị. Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đồng tình với việc cần có những chính sách ưu đãi vượt trội để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đường sắt - một ngành đòi hỏi số vốn khổng lồ. Tuy nhiên, cần cân nhắc quy định cho phép Chính phủ bảo lãnh 100% vốn tín dụng cho nhà đầu tư, có thể nghiên cứu quy định theo hướng ưu đãi về vốn, về lãi suất (thậm chí lãi suất rất thấp). Liên quan đến mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), đại biểu cho rằng đây là hướng đi đúng đắn, song cần quy định rõ quyền lợi của nhà đầu tư để khuyến khích doanh nghiệp tham gia.Nguồn http://baotintuc.vn/thoi-su/ky-hop-thu-9-quoc-hoi-khoa-xv-can-co-chinh-sach-uu-dai-vuot-troi-o-linh-vuc-duong-sat-20250618183547552.htm
- Từ khóa :
- luật đường sắt
- đường sắt
- quốc hội
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 18/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi)
08:12' - 18/06/2025
Sáng 18/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đã sẵn sàng triển khai chính quyền địa phương hai cấp
19:37' - 17/06/2025
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà mong muốn sẽ tận dụng và thúc đẩy quản trị số và hiện đại hóa hoạt động điều hành.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đấu tranh chống hàng giả đã có kết quả nhưng còn diễn biến phức tạp
18:15' - 17/06/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xác định rõ nhiệm vụ ngành xây dựng và giao thông trong kỷ nguyên chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
13:12'
Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Bộ Xây dựng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: TTXVN tiếp tục thông tin bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân
13:12'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo TTXVN phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong mặt trận tư tưởng của Đảng; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; bảo vệ quyền, lợi ích của đất nước, nhân dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai xác định giải ngân vốn đầu tư công là động lực tăng trưởng 2 con số
12:44'
Giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay của Đồng Nai để cùng các ngành, các địa phương đạt mục tiêu tăng trưởng của tỉnh đạt hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ nhà thầu đẩy nhanh dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
12:39'
Nhằm đảm bảo tiến độ dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh – An Hữu, chủ đầu tư đang hỗ trợ nhà thầu tháo gỡ vướng mắc trong thi công, cam kết giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư theo từng giai đoạn dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
3 lộ trình tránh ùn tắc khi cao tốc Long Thành - Dầu Giây sửa chữa
12:38'
Để tránh tình trạng ùn tắc kéo dài trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Công an tỉnh Đồng Nai thông báo 3 lộ trình di chuyển để phương tiện lưu thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27
11:28'
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh bất ngờ tăng mạnh trong quý II/2025
10:08'
Lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh (cũ) trong nửa đầu năm nay đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030
09:12'
Sáng 17/7/2025, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu Đảng bộ Thông tấn xã Việt Nam lần thứ 27, nhiệm kỳ 2025 - 2030 được tổ chức tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính
08:10'
Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện 110 yêu cầu đẩy nhanh sắp xếp bộ máy, xử lý thủ tục đất đai, xóa “lõm sóng”, nâng kỹ năng số và cải cách hành chính phục vụ người dân.