Cần cơ chế đặc biệt cho Kiên Giang để triển khai các dự án phục vụ tổ chức APEC 2027
29 dự án phục vụ Hội nghị
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Mạnh Cường cho biết, sau khi rà soát danh mục dự án đề xuất đầu tư phục vụ Hội nghị APEC 2027 và một số chính sách đặc thù, Kiên Giang đề xuất danh mục gồm 29 dự án cần thiết phục vụ Hội nghị với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 220.088 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm 70% - khoảng 17.502,2 tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 23.913,8 tỷ đồng, kêu gọi nguồn xã hội hóa khoảng 156.812 tỷ đồng. Trong số 29 dự án, nếu phân theo nguồn vốn, có 15 dự án thuộc ngân sách nhà nước, 2 dự án đầu tư theo hình thức PPP. Nếu phân theo mức độ cấp thiết và cơ chế lựa chọn đầu tư, có 13 dự án đầu tư công khẩn cấp, 16 dự án đề nghị được lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Về cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương, Kiên Giang cam kết bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các công trình, dự án. Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang cho thấy, so với báo cáo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 3/3/2025 đã giảm 9 công trình/dự án, tổng số vốn giảm là 85.284 tỷ đồng. Trong đó, dự án vốn ngân sách nhà nước giảm 7 công trình/dự án, với số vốn giảm 36.569 tỷ đồng; kêu gọi đầu tư 13 dự án, giảm 4 dự án, với số vốn giảm 48.715 tỷ đồng. So với báo cáo tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vào ngày 21/4/2025, giảm 1 công trình/dự án (còn 29 dự án), tổng số vốn giảm là 264 tỷ đồng (còn 220.088 tỷ đồng). Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm dự án PPP) giảm 2 công trình/dự án (còn 16 dự án), tổng vốn tăng 116 tỷ đồng; kêu gọi đầu tư 13 dự án, với số vốn 156.812 tỷ đồng, giảm 22.240 tỷ đồng. Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã cho ý kiến về danh mục các dự án, các cơ chế, chính sách liên quan, tổng mức đầu tư. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, tỉnh cần phải rà soát lại danh mục, có đánh giá về từng dự án và chịu trách nhiệm với đề xuất của mình đối với các dự án mà tỉnh cho là thực sự cần thiết, trước sau cũng phải làm và trực tiếp phục vụ Hội nghị APEC. Ông Trung cũng bày tỏ băn khoăn với một số dự án kêu gọi đầu tư tư, xã hội hóa và đặt câu hỏi “không biết chắc chắn phục vụ Hội nghị hay không”; đồng thời đề nghị xin ý kiến Đảng ủy Chính phủ. Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn sau đó lý giải đây các là dự án đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, nhân sự kiện Hội nghị APEC nhà đầu tư mới triển khai, trong đó có các dự án buộc phải làm như Nhà máy xử lý rác thải, nước thải, Nhà máy cấp nước sinh hoạt. Các dự án Khu tổ hợp tòa nhà biểu tượng văn phòng, khách sạn, casino, trung tâm thương mại, khu phi thuế quan và khu bến du thuyền; Khu đô thị hỗn hợp - Bãi Đất đỏ… nhằm kết hợp tăng thêm năng lực phục vụ cho APEC, góp phần thu hút phát triển và tạo động lực thêm cho Phú Quốc sau này. Tính kỹ với dự án đầu tư ngoài ngân sáchTheo Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, đây là nhiệm vụ đối ngoại đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước, khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định kết quả 40 năm đổi mới của nước ta, tạo ra xung lực mới, động lực mới cho Kiên Giang. Qua Hội nghị APEC giới thiệu về Kiên Giang và thúc đẩy Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững.
Nhấn mạnh tính cấp bách, cần thiết cần triển khai các dự án, Phó Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ Bộ Chính trị, Thường trực Chính phủ đã giao, quỹ thời gian không còn nhiều, khoảng 20 tháng, tất cả các công trình sân bay, trung tâm hội nghị (nếu làm mới), công trình kết nối, hạ tầng liên quan đến phục vụ cho APEC phải làm xong trước Hội nghị vài tháng để vận hành thử. “Chúng ta phải thống nhất tất cả những gì cần cơ chế đặc biệt là phải cho Kiên Giang. Đây là công trình của quốc gia đặt trên địa bàn của Kiên Giang, chứ không phải chỉ là công trình của Kiên Giang. Chúng ta phải thống nhất là phải cùng xắn tay vào và đây là nhiệm vụ chung và phải dành cho Kiên Giang một cơ chế đặc thù, đặc biệt để có thể làm nhanh, làm tốt, làm chất lượng", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng quán triệt. Phó Thủ tướng ghi nhận tỉnh Kiên Giang vừa qua rất tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ, đánh giá cao các bộ, ngành tích cực, ủng hộ thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Chính phủ. Theo Phó Thủ tướng, sẽ cần ban hành 2 văn bản. Một là ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển giao tài sản và đầu tư, nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Tài chính phối hợp với Văn phòng Chính phủ rà soát lại và khẩn trương xây dựng dự thảo Nghị quyết. Hai là ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện và thực hiện một số biện pháp để triển khai nhanh các dự án phục vụ hoạt động đối ngoại, nhiệm vụ chính trị của quốc gia tổ chức Hội nghị APEC 2027 tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, quy định về 6 vấn đề. Cụ thể, giao UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan trong việc chuẩn bị các điều kiện phục vụ tổ chức thành công Hội nghị APEC 2027; Điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng danh mục dự án cấp bách; Cho phép áp dụng các cơ chế khẩn cấp để triển khai nhanh các dự án; Chấp thuận áp dụng quy định về cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định về cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho nhà thầu thi công dự án đầu tư công khẩn cấp. mỏ khoáng sản theo cơ chế đặc biệt; Có cơ chế hỗ trợ của ngân sách trung ương Đối với dự án đầu tư ngoài ngân sách Trung ương, Phó Thủ tướng lưu ý phải thiết kế “hết sức cẩn thận”. Mặc dù không sử dụng ngân sách của Trung ương, nhưng vô hình chung đã đưa vào loại dự án được áp dụng tình trạng khẩn cấp, nên phải tính thật kỹ. Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về danh mục dự án cụ thể, yêu cầu Kiên Giang rà lại, dự án nào thực sự có liên quan trực tiếp, gián tiếp thì đưa vào, nhưng không liên quan thì tuyệt đối không đưa vào danh mục, tránh dựa vào đây để được thực hiện cơ chế khẩn cấp, tránh các vấn đề phát sinh về sau.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Nhân lực chất lượng cao quyết định thành công của chuyển đổi xanh
15:37' - 11/04/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần tập trung nâng cao chất lượng nhân lực, xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực, am hiểu về chuyển đổi xanh và có khả năng quản trị rủi ro môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12'
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58'
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.