Các nước thành viên WHO ủng hộ thỏa thuận toàn cầu chống đại dịch
Ngay trong ngày khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) thường niên lần thứ 78 tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 19/5, với đa số phiếu ủng hộ, các nước thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ủng hộ một thỏa thuận toàn cầu có tính đột phá nhằm cải thiện công tác ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Tổng cộng có 124 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ, không có quốc gia nào bỏ phiếu chống và 11 nước bỏ phiếu trắng. Dự thảo thỏa thuận đề cập đến các cấu trúc bất bình đẳng trong việc phát triển thuốc, vaccine và dụng cụ y tế, rút ra từ bài học của đại dịch COVID-19 vốn đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trong giai đoạn 2020–2022.
Dự kiến thỏa thuận sẽ được chính thức thông qua trong ngày 20/5 trong phiên toàn thể của WHA. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ chưa có hiệu lực ngay, vì cần phải đàm phán thêm phần phụ lục về chia sẻ nguồn bệnh - có thể mất tới 2 năm - và sau đó cần có sự phê chuẩn của từng quốc gia.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định các chính phủ trên khắp thế giới đang giúp nước mình và cộng đồng toàn cầu trở nên công bằng hơn, khỏe mạnh hơn và an toàn hơn trước các mối đe dọa do các tác nhân gây bệnh và virus có khả năng gây ra đại dịch.
Sau 3 năm đàm phán khó khăn, thỏa thuận này được nhiều nhà ngoại giao và chuyên gia đánh giá là một chiến thắng của hợp tác toàn cầu, trong bối cảnh các tổ chức đa phương như WHO đang chịu ảnh hưởng tiêu cực do Mỹ cắt giảm mạnh tài trợ. Các nhà đàm phán Mỹ đã rút khỏi các cuộc đàm phán sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu quá trình rút Mỹ khỏi WHO trong 12 tháng sau khi ông nhậm chức. Do đó, Mỹ sẽ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận này.
Tại kỳ họp năm nay, các đại biểu sẽ thảo luận về khoảng 75 nội dung nghị sự, bao gồm: nguồn nhân lực y tế, tình trạng kháng thuốc, tình trạng khẩn cấp y tế, bại liệt, biến đổi khí hậu,… Một vấn đề quan trọng khác là tài chính bền vững. WHA dự kiến sẽ bàn về ngân sách chương trình năm 2026-2027, có thể sẽ giảm từ 5,3 tỷ USD xuống còn 4,267 tỷ USD, đồng thời tái định hướng ưu tiên, củng cố chức năng cốt lõi và nâng cao hiệu quả tổ chức.
WHA là cơ quan ra quyết định cao nhất của WHO. Nhiệm vụ chính của cơ quan này là xác lập chính sách tổ chức và thông qua chương trình ngân sách. Phiên họp năm nay dự kiến kết thúc vào ngày 27/5.
- Từ khóa :
- tổ chức y tế thế giới
- who
- đại dịch
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Động đất tại Myanmar: WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp
08:53' - 31/03/2025
WHO ngày 30/3 đánh giá trận động đất ở Myanmar là tình trạng khẩn cấp cấp độ cao nhất và kêu gọi tài trợ khẩn cấp 8 triệu USD để cứu người, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát tại Myanmar trong 30 ngày tới.
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và Argentina rút khỏi WHO: Những hệ lụy
11:24' - 08/02/2025
Ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ ra khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhấn mạnh các khoản đóng góp từ Mỹ là "quá lớn và không công bằng".
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.