Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 12/6, với 461/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.
Các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025. Chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động. Quốc hội yêu cầu Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; hỗ trợ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp; bảo đảm an sinh xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.Chính phủ có trách nhiệm tổ chức việc xác định chính xác diện tích tự nhiên, phạm vi ranh giới trên bản đồ hành chính, trên thực địa. Trường hợp sau khi rà soát, đối chiếu trên thực địa mà số liệu về diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính khác với số liệu ghi trong nghị quyết này thì Chính phủ tiến hành cập nhật, điều chỉnh và thực hiện công bố công khai các thông tin này bằng hình thức thích hợp mà không phải báo cáo lại Quốc hội.
Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Dự kiến, ngày 30/6 tới đây, đồng loạt các tỉnh sẽ công bố địa giới hành chính mới của tỉnh, xã và bộ máy lãnh đạo mới cả Đảng và chính quyền. Sau khi sáp nhập tỉnh, sắp xếp lại cấp xã, kết thúc hoạt động cấp huyện, bộ máy chính quyền địa phương sẽ hoạt động theo mô hình 2 cấp (tỉnh, xã); dự kiến sẽ giảm 250 nghìn người gồm: 130.000 cán bộ, công chức, viên chức và 120.000 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tiết kiệm hơn 190 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2030. 52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới có tên: Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Ninh Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang.Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và Tư pháp và tất cả các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết và các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; đồng thời đánh giá cao Chính phủ và các địa phương đã nghiêm túc, khẩn trương thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng Đề án, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật.
Có ý kiến đề nghị xác định Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được Quốc hội biểu quyết thông qua để tạo cơ sở pháp lý cho các địa phương triển khai công tác bàn giao, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo đảm để chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp có thể sớm chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7/2025. Tiếp thu ý kiến nêu trên, Chính phủ chỉnh lý Điều 2 dự thảo Nghị quyết theo hướng Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua; các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025; chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước khi sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động.Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị hành chính sau sắp xếp: Có ý kiến đề nghị Chính phủ có kế hoạch, lộ trình sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại đơn vị hành chính sau sắp xếp; quan tâm giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ dôi dư.
Về nội dung này, ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương ban hành chương trình, kế hoạch chi tiết để tổ chức triển khai thực hiện, trong đó khẩn trương hoàn thành việc bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm, có đủ khả năng tiếp nhận các nhiệm vụ, quyền hạn mới để triển khai thực hiện ngay sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã mới đi vào vận hành; kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-thong-qua-phuong-an-34-don-vi-hanh-chinh-cap-tinh-co-hieu-luc-ngay-post1043806.vnp
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Chặt chẽ, khoa học trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
19:20' - 11/06/2025
Ngày 11/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện đồng bộ các giải pháp về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
10:07' - 11/06/2025
Ngày 11/6, Quốc hội bước vào đợt họp thứ 2 Kỳ họp thứ 9. Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tham mưu về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030
17:37'
Bộ Tài chính đề nghị Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước sớm hoàn thiện các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp về giao vốn, tái cơ cấu doanh nghiệp đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chợ truyền thống và kênh bán lẻ thay đổi để tiếp cận hành vi tiêu dùng mới
15:30'
Trong bối cảnh sức mua ngày càng suy giảm, chợ truyền thống và kênh bán lẻ hiện đại phải nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách tiếp cận với hành vi tiêu dùng mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiêu dùng phục hồi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025
15:23'
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân có xu hướng thắt chặt tiêu dùng hàng hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Công tác chuẩn bị Triển lãm thành tựu đất nước phải hoàn thành trước ngày 15/8
12:53'
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương quyết tâm cao, nỗ lực lớn để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc tổ chức Triển lãm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ khởi công 2 tuyến đường sắt đô thị trong quý IV/2025
12:17'
Việc khởi công đồng thời hai tuyến đường sắt đô thị lớn trong quý IV/2025 được kỳ vọng sẽ giảm tải áp lực giao thông lên các trục đường huyết mạch, đặc biệt trong nội đô và khu vực cửa ngõ phía Tây.
-
Kinh tế Việt Nam
Những “trụ cột” để kinh tế Khánh Hòa tăng trưởng
09:45'
Đối với phát triển kinh tế, Khánh Hòa hiện nay đứng trước những lợi thế chưa từng có, là cơ hội để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, năng lượng, phát triển đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm Việt Nam gắn bó trách nhiệm, cùng ASEAN phát triển tự cường và gắn kết
09:31'
Cách đây tròn 3 thập kỷ, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong ASEAN
08:31'
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh bậc nhất ASEAN, có tiềm năng trở thành đầu tàu tăng trưởng trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành sửa chữa khe co giãn cầu Long Thành từ trưa 25/7
21:51' - 24/07/2025
Đến nay, công tác sửa chữa đã cơ bản hoàn thành, dự kiến hoàn trả lại mặt bằng trước 12 giờ ngày 25/7, sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch trước đó.