Bước ngoặt hay bước lùi?
Trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu còn nhiều bất định và bản thân nội bộ EU tồn tại không ít khác biệt, giới quan sát đang đặt câu hỏi: Liệu hội nghị lần này sẽ đánh dấu một bước ngoặt chiến lược của châu Âu, hay vẫn chỉ mang tính biểu tượng?
Trong thư mời gửi các nhà lãnh đạo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu António Costa khẳng định hội nghị tập trung vào những vấn đề mang tính định hình dài hạn cho tương lai EU, với mục tiêu xây dựng “một châu Âu cạnh tranh hơn, an toàn hơn và tự chủ hơn”. Theo Chủ tịch Costa, đây là thời điểm “không thể trì hoãn việc nâng cao năng lực tự chủ chiến lược của châu Âu, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và quốc phòng, trong khi vẫn giữ vững các giá trị đoàn kết và pháp quyền nội khối”.
Trọng tâm thảo luận là khả năng cạnh tranh kinh tế của EU, vốn đang chịu sức ép từ cả yếu tố nội tại lẫn những thách thức toàn cầu. Mục tiêu của EU là thông qua các biện pháp nhằm củng cố thị trường chung, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường vai trò quốc tế của đồng Euro. Việc thông qua quyết định cho phép Bulgaria chính thức gia nhập Eurozone từ ngày 1/1/2026 được xem là điểm nhấn tích cực trong nỗ lực hội nhập tài chính sâu rộng.
Bên cạnh kinh tế, nội dung quốc phòng và an ninh tiếp tục là chủ đề ưu tiên cao tại hội nghị. Tuyên bố chung của hội nghị khẳng định, châu Âu cần “trở nên có chủ quyền hơn, có trách nhiệm hơn đối với khả năng phòng thủ của chính mình” và “được trang bị tốt hơn để hành động một cách tự chủ và phối hợp trước các mối đe dọa tức thời và trong tương lai, với cách tiếp cận toàn diện 360 độ”. Các nhà lãnh đạo tập trung thảo luận về lộ trình hướng tới năng lực phòng thủ tập thể vào năm 2030, bao gồm tăng cường năng lực quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng và bảo đảm nguồn tài chính bền vững. Một trong những bước đi đáng chú ý là việc thông qua Hành động An ninh cho châu Âu (SAFE), khuôn khổ tài chính quy mô lớn nhằm thúc đẩy công nghiệp quốc phòng EU, với khoản vay lên tới 150 tỷ euro để hỗ trợ các hoạt động mua sắm chung và phát triển năng lực quân sự.
Các đề xuất được xây dựng trên cơ sở kết quả Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa kết thúc tại La Haye (Hà Lan), nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ xuyên Đại Tây Dương, nhưng cũng phản ánh xu hướng EU muốn nâng cao tính tự chủ chiến lược trong phòng vệ, trong bối cảnh cam kết của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump trở nên khó đoán định.
Một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất tại hội nghị là gói trừng phạt thứ 18 của EU nhằm vào Nga. Gói biện pháp này tập trung vào lĩnh vực tài chính, năng lượng, đường ống Dòng chảy phương Bắc và “hạm đội bóng tối” chuyên vận chuyển dầu mỏ. Trước thềm hội nghị, gói đề xuất đối mặt với sự phản đối từ Hungary và Slovakia, hai quốc gia không giáp biển nhưng vẫn phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga. Giới ngoại giao EU kỳ vọng một thỏa thuận có thể đạt được trước khi Ba Lan kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU vào ngày 30/6.
Tại hội nghị, Hungary cũng đã chặn việc thông qua tuyên bố cuối cùng về Ukraine, trong đó có nội dung ủng hộ bắt đầu đàm phán về việc Kiev gia nhập EU. Trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết theo kết quả khảo sát, 95% người Hungary phản đối việc Ukraine gia nhập EU. Do đó, EU sẽ chỉ có thể quay lại thảo luận về chủ đề hội nhập của Ukraine vào tháng 10.
Ngoài Ukraine, EU cũng dành sự quan tâm tới khủng hoảng tại Dải Gaza, kêu gọi ngừng bắn nhân đạo, thả con tin và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước.
Hội nghị thượng đỉnh EU tháng 6/2025 được xem là phép thử lớn cho khả năng thống nhất nội bộ, hành động chiến lược và vai trò toàn cầu của khối trong bối cảnh trật tự thế giới đang tái định hình. Với nhiều chủ đề gai góc, từ trừng phạt Nga, an ninh năng lượng, hội nhập kinh tế đến mở rộng chính trị, hội nghị lần này có thể định hình tương lai châu Âu trong một thập niên tới.Tuy nhiên, để biến các tuyên bố thành hành động cụ thể, EU cần vượt qua những bất đồng nội bộ và chứng minh rằng “tinh thần châu Âu” vẫn đủ mạnh để đối mặt với những biến động toàn cầu. Giữa những tín hiệu lạc quan và thực tế chính trị phức tạp, không dễ để xác định đâu sẽ là di sản thực sự của hội nghị lần này - bước ngoặt lịch sử hay bước lùi mang tính thỏa hiệp?
- Từ khóa :
- Liên minh châu Âu
- EU
- Hội nghị thượng đỉnh EU
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ để ngỏ khả năng lùi thời hạn áp thuế đối ứng
08:28' - 27/06/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể lùi thời điểm áp mức thuế nhập khẩu cao hơn đối với hàng hóa từ hàng chục quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Trung Quốc ký thỏa thuận khung về thương mại
08:03' - 27/06/2025
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một “thỏa thuận khung” nhằm thực hiện các điều khoản từ vòng đàm phán thương mại bắt đầu tại Geneva (Thụy Sĩ) hồi tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ bất ngờ suy giảm 0,5% trong quý I/2025
07:47' - 27/06/2025
Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/6 đã công bố báo cáo cho thấy nền kinh tế nước này đã giảm với tốc độ 0,5% trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26'
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.