Boeing và Airbus xoay xở giữa áp lực chi phí và chính sách thuế quan
Giá máy bay thương mại đã tăng đáng kể trong những năm gần đây do chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau đại dịch COVID-19. Hiện giá máy bay có xu hướng tiếp tục tăng khi hai "ông lớn" trong ngành hàng không là Boeing và Airbus phải đối mặt với các chính sách thuế quan trong thương mại quốc tế.
Một chuyên gia ngành hàng không cho biết, giá máy bay thương mại đã tăng khoảng 30% so với năm 2018. Hai tập đoàn hàng không lớn của Mỹ và châu Âu là Boeing và Airbus đang phải đối mặt với chi phí gia tăng cho các nguyên liệu chủ chốt như titan, linh kiện, năng lượng, cùng với áp lực tăng lương cho nhân viên.
Ông Richard Aboulafia, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn AeroDynamic Advisory, cho biết, giá nguyên vật liệu và thiết bị đã tăng khoảng 40% kể từ năm 2021, chưa tính thuế 25% mà Tổng thống Donald Trump đã áp lên thép và nhôm - những nguyên liệu thiết yếu trong chế tạo máy bay. Ngoài ra, giá của các dòng máy bay thế hệ mới như Boeing 737 MAX, Boeing 787 Dreamliner và Airbus A321Neo có khả năng sẽ tăng cao hơn nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội. Hãng Airbus cho biết họ đã ngừng sử dụng bảng giá niêm yết từ lâu vì chúng không phản ánh sát giá cả thực tế, vốn được xác định theo từng hợp đồng dựa trên cấu hình và chi tiết máy bay cụ thể. Thông thường, các hợp đồng mua máy bay mới có điều khoản điều chỉnh theo lạm phát, và giá cũng có thể thay đổi nếu lịch giao hàng bị trễ. Vì hợp đồng thường được thanh toán bằng USD, nên cũng có những điều khoản linh hoạt để điều chỉnh theo tỷ giá hối đoái. Hiện tại, cả Boeing và Airbus đều đang có lượng đơn đặt hàng lớn, khiến họ bận rộn đến hết thập kỷ này. Tuy nhiên, nhu cầu cao không đồng nghĩa với việc giá máy bay sẽ tăng mạnh bởi môi trường cạnh tranh vẫn rất khốc liệt, theo các chuyên gia. Chuyên gia Manfred Hader từ công ty tư vấn Roland Berger cho rằng trước đại dịch, Boeing và Airbus cạnh tranh trong thị trường giá rất thấp, thậm chí có khi còn thấp quá mức. Tuy nhiên, sau đại dịch nhu cầu đi lại tăng mạnh, giá vé máy bay tăng và lợi nhuận của các hãng hàng không cũng được nâng cao khiến họ có thể chi nhiều tiền hơn để mua máy bay mới. Hồi tháng 2/2025, hãng hàng không ANA của Nhật Bản đã đặt mua 77 máy bay từ Boeing, Airbus và Embraer của Brazil (Bra-xin) với giá niêm yết Boeing 787 Dreamliner khoảng 386 triệu USD, tăng so với mức 292 triệu USD năm 2023.Máy bay Boeing 737 MAX khoảng 159 triệu USD, cao hơn so với mức 121,6 triệu USD năm 2023. Máy bay Airbus A321neo khoảng 148 triệu USD, tăng so với giá niêm yết 129,5 triệu USD năm 2018.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay tư nhân rơi ở New York, Mỹ
17:21' - 13/04/2025
Tại thời điểm gặp nạn, trên máy bay có 6 người. Máy bay này dự kiến hạ cánh xuống sân bay hạt Columbia ở thành phố Hudson, cũng thuộc bang New York.
-
Doanh nghiệp
Airbus có thể gặp khó với mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong năm 2025
08:00' - 03/04/2025
Airbus đã bàn giao 70 máy bay trong tháng 3/2025, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng dự báo cho thấy hãng này sẽ gặp khó trong việc đạt được mục tiêu bàn giao 820 máy bay trong cả năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Lào
08:40' - 01/04/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 30/3, Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đã bàn giao máy bay C909 đầu tiên cho Hãng hàng không Lào.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Google công bố gói hỗ trợ 37 triệu USD phát triển trí tuệ nhân tạo ở châu Phi
11:36' - 26/07/2025
Tập đoàn công nghệ Google của Mỹ đã công bố gói hỗ trợ trị giá 37 triệu USD nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở châu Phi.
-
Chuyển động DN
Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lũ lớn, lưới điện miền Tây Nghệ An bị ngập sâu
13:48' - 25/07/2025
Cơn lũ cuốn trôi đất đá, cây cối và làm cô lập nhiều trạm biến áp (TBA), khiến nhiều khu vực rơi vào tình trạng mất điện hoàn toàn.
-
Chuyển động DN
PC Hưng Yên tập trung khắc phục sự cố sau bão số 3
12:53' - 25/07/2025
Bão số 3 đã gây sự cố đứt dây điện và vỡ sứ cách điện tại nhiều tuyến đường dây 22 kV, 35 kV… gẫy đổ một số cột điện gây ra sự cố mất điện trên địa bàn nhiều xã.
-
Chuyển động DN
Viettel đảm bảo sóng viễn thông tại khu vực ngập lụt ở Nghệ An
11:14' - 25/07/2025
Tại Nghệ An Viettel đã mở roaming, liên thông sóng di động để người dùng của mọi nhà mạng có thể liên lạc qua sóng Viettel tại các khu vực bị chia cắt.
-
Chuyển động DN
TikTok đứng trước nguy cơ dừng hoạt động tại Mỹ
10:02' - 25/07/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết TikTok sẽ phải ngừng hoạt động tại Mỹ nếu Trung Quốc không chấp thuận thỏa thuận bán ứng dụng chia sẻ video ngắn này do công ty ByteDance sở hữu.
-
Chuyển động DN
Vinatex sáng tạo, đột phá, bứt tốc trong chất lượng tăng trưởng
11:27' - 24/07/2025
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết, giai đoạn 2025 – 2030 là giai đoạn của các ý tưởng sáng tạo, đột phá, bứt tốc trong chất lượng tăng trưởng của ngành dệt may.
-
Chuyển động DN
Bosch cắt giảm nhiều việc làm do khó khăn và cạnh tranh
17:28' - 23/07/2025
Ngày 22/7, tập đoàn phụ tùng ô tô Đức Bosch thông báo kế hoạch cắt giảm 1.100 việc làm tại một cơ sở ở miền Nam nước Đức.
-
Chuyển động DN
Kiểm tra, đốc thúc chặng “nước rút” dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng
20:34' - 22/07/2025
Việc lắp đặt thiết bị GIS, máy biến áp, hệ thống điện tự dùng… được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ chạy thử không tải tổ máy và phát điện chính thức vào ngày 19/8/2025.
-
Chuyển động DN
Đóng điện Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối
10:17' - 22/07/2025
EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc (NPMB) đã phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối.