Bên lề Quốc hội: Nghị quyết 68-NQ/TW có hiệu lực sẽ “cởi trói” cho doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân là bước ngoặt lớn, khơi thông điểm nghẽn thể chế, tiếp thêm khí thế cho kinh tế tư nhân vươn lên vai trò trụ cột, đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc dân. Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 16/5 các đại biểu Quốc hội chia sẻ, cần có chính sách thỏa đáng đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng thời gian hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp...
*Đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình): Giải bài toán chờ sửa luật
Để thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần tập trung sửa đổi cơ bản hệ thống pháp luật, gồm hai nhóm quy định: Sửa luật thuộc thẩm quyền Quốc hội và sửa các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, bộ, ngành. Kỳ họp này đang xem xét sửa đổi hơn 30 luật - với nhóm luật này cần phải thể chế ngay nội dung Nghị quyết số 68-NQ/TW trong các dự thảo luật này. Đối với các luật chưa có trong chương trình kỳ họp thì cần thêm thời gian để sửa, có thể làm cho Nghị quyết số 68-NQ/TW phần nào chậm đi vào cuộc sống. Do đó, Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp này về cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân là cấp thiết, để góp phần giải bài toán “chờ sửa luật”. Nghị quyết này sẽ tập trung vào các nội dung rõ ràng, cấp bách, có thể triển khai ngay và phù hợp với tính chất một nghị quyết Quốc hội và quỹ thời gian hạn chế, ví dụ như: miễn thuế môn bài. Những vấn đề phức tạp hơn như cải cách mạnh mẽ thủ tục phá sản hay xử lý tranh chấp dân sự, kinh tế tại tòa án phải sửa toàn diện luật chuyên ngành, chứ khó có thể bằng vài điều khoản của Nghị quyết Quốc hội để có thể giải quyết. Như vậy, vai trò của nghị quyết lần này là thực thi được ngay một số giải pháp của Nghị quyết số 68-NQ/TW, mặt khác đặt nền tảng pháp lý ban đầu, với các nguyên tắc để tiếp tục thể chế hóa toàn diện bằng sửa luật cụ thể. Ví dụ như: Nghị quyết của quốc hội quy định rút ngắn ít nhất 30% thủ tục, hồ sơ trong quy trình phá sản làm căn cứ cho sửa đổi Luật Phá sản sau này. Để thể hiện rõ cách tiếp cận nêu trên, Nghị quyết của Quốc hội đã có một điều khoản: yêu cầu các nội dung liên quan đến Nghị quyết số 68-NQ/TW phải được thể chế ngay trong các luật mà Chính phủ đã trình tại kỳ này. Đối với các luật khác, giao Chính phủ khẩn trương hoàn tất rà soát, sửa đổi luật liên quan chậm nhất vào năm 2026. Việc này nên hoàn thành sớm trong năm 2025 và muộn nhất là quý II/2026. Về các vấn đề cụ thể, tôi đề xuất đẩy mạnh giải pháp về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, xây dựng cụm công nghiệp chuyên biệt dành riêng cho khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo… với hạ tầng hoàn chỉnh, chi phí hợp lý và nhiều hạ tầng có thể dùng chung kho bãi, văn phòng... Về phí, lệ phí nên miễn cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp phải cấp lại, đổi lại giấy tờ do thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính. biện pháp này giúp giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết số 68-NQ/TW. Cuối cùng, đề nghị chỉnh sửa lại khoản 7 Điều 5 về yêu cầu việc sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm không chỉ “giá trị tài sản” mà còn phải bao gồm cả “quyền tài sản” liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc niêm phong, kê biên, tạm giữ tài sản cần phải được sử dụng biện pháp phù hợp, đảm bảo không chỉ mất mát, hư hỏng (giá trị) và còn phải đảm bảo tài sản đó (nhà xưởng, máy móc) có thể phải được tiếp tục vận hành, khai thác, phát huy giá trị, để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, lao động của doanh nghiệp. *Đại biểu Trần Văn Tuấn (đoàn Bắc Giang): Có chính sách thỏa đáng đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng Nghị quyết sau khi có hiệu lực sẽ “cởi trói” được rất nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Tôi quan tâm 2 vấn đề. Thứ nhất là về chính sách trong việc giải quyết, xử lý vi phạm và giải quyết các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp; trong đó, dự thảo Nghị quyết đã đề ra một số quy định để làm sao tránh hình sự hóa những vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm. Đồng thời, giải quyết các vụ việc vừa đảm bảo nghiêm minh, lại vừa bảo đảm công bằng, minh bạch và có tính nhân văn. Có như vậy, sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ví dụ như những vụ việc mà có thể dẫn đến xử lý về hình sự hay là về kinh tế thì trước hết phải ưu tiên xử lý về kinh tế, về dân sự; khuyến khích những trường hợp vi phạm chủ động trong việc khắc phục hậu quả. Coi đây là một trong những yếu tố để các cơ quan tố tụng xem xét, quyết định trong quá trình truy tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là quy định rất mới, rất đặc biệt, có tính nhân văn. Thứ hai là tôi rất quan tâm đến những cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ một trong những nút thắt rất lớn hiện nay. Đó là về mặt bằng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, trong dự thảo Luật quy định là sau khi Nghị quyết này có hiệu lực thì các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được thành lập sau thời điểm có hiệu lực thì phải dành diện tích 20 ha trên một khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc là 5 % diện tích đất đã được đầu tư kết cấu hạ tầng để dành cho các doanh nghiệp công nghệ cao, khu vực tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư thì đây là yếu tố tạo thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cần có chính sách rõ đối tượng, rõ mức hỗ trợ, rõ nguồn tài chính để phát triển kinh tế tư nhân
19:36' - 15/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 15/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
12:23' - 15/05/2025
Sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Khi kinh tế tư nhân được đặt làm trọng tâm trong kỷ nguyên mới
12:16' - 15/05/2025
Kinh tế tư nhân hiện đang chiếm hơn 1/2 nền kinh tế nước ta và là trụ cột của nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm nhiều nhất cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay, Quốc hội thảo luận về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân
08:05' - 15/05/2025
Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09' - 27/07/2025
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.