Bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Cân đối điều tiết nguồn thu từ chỗ cao sang chỗ thấp
*Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. Hồ Chí Minh): Xem xét tỷ lệ điều tiết
Trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này, một trong những điểm cần chú trọng đó là đối với các đô thị đặc biệt như TP. Hồ Chí Minh về mức trần dư nợ vay khống chế mức trần 120% của tổng thu ngân sách địa phương được hưởng là chỉ mới bàn theo tinh thần Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh. Mức trần này cần phải tăng lên từ 150-200% số thu ngân sách nhà nước của địa phương được hưởng. Về nội dung khoản 2 trong Điều 35 của Luật về vấn đề tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương lần này có sự thay đổi lớn. Về mặt quan điểm, tôi ủng hộ nhưng đi vào chi tiết đối với khoản thu từ sử dụng đất và tiền thuê đất trước đây, ngân sách địa phương được hưởng phần 100% nhưng theo dự thảo Luật ngân sách Nhà nước mới, đối với những địa phương tự chủ, Trung ương được hưởng là 30%, ngân sách địa phương hưởng 70%.Điều này đối với TP. Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi, theo kế hoạch đầu tư công của thành phố cho giai đoạn 5 năm 2026-2030, thành phố sẽ cần là 1,1 triệu tỷ đồng cho đầu tư công gồm có đầu tư đường sắt đô thị, các tuyến đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22 và đầu tư vào các cầu đường như: cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm, cầu đường Nguyễn Khoái, cầu Bình Tiên… tổng vốn đầu tư sẽ rất cao.
Như vậy, với tổng vốn đầu tư cần 1,1 triệu tỷ đồng; nguồn cân đối là lấy từ tiền thu đất, tiền thu từ sử dụng đất và tiền thuê đất được khoảng 550 nghìn tỷ đồng. Do đó, nếu ngân sách Trung ương điều tiết đi 30% thì ngân sách địa phương sẽ phải chuyển về ngân sách trung ương khoảng 165 nghìn tỷ đồng. Đây là khoản chuyển đi rất lớn, từ đó, có thể ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nên Trung ương nên xem xét tỷ lệ điều tiết này ở mức thấp hơn. Trong lúc đang hợp nhất, sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương mở rộng không gian phát triển, kết nối vùng, kết nối giữa các địa phương với nhau rất cần một nguồn tự chủ đủ lớn của ngân sách địa phương.
*Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp): Điều tiết nguồn thu từ chỗ cao sang chỗ thấp
Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm dành cho địa phương lựa chọn và áp dụng thực hiện; đặc biệt là phân cấp, phân quyền cho địa phương và phân chia nguồn thu của địa phương với Trung ương. Chẳng hạn, tỷ lệ điều tiết về Trung ương và tỷ lệ để lại địa phương. Khi nguồn thu mà vượt dự toán của địa phương, có địa phương được để lại 100%, có địa phương phải điều tiết tất cả các nguồn thu từ bất động sản, thu từ thu nhập doanh nghiệp, thu thuế giá trị gia tăng, thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thu thuế thu nhập cá nhân…, Luật ngân sách Nhà nước (sửa đổi) có phân chia tỷ lệ để lại địa phương nhiều hơn những năm trước. Đây là một điểm rất mới mà địa phương rất phấn khởi. Một nội dung nữa là mức trần dư nợ vay của địa phương. Những địa phương có nguồn thu ngân sách dồi dào hàng năm thì trần dư nợ vay khống chế mức 120% của tổng thu ngân sách địa phương được hưởng, các địa phương còn lại được vay ở mức 80% dù địa phương đó có khó khăn. Theo tôi, đối với những địa phương khó khăn cần có sự kiểm soát chặt các nguồn vay để tái đầu tư cho an sinh xã hội; xây dựng những công trình phúc lợi cho xã hội chứ không phải vay để chi thường xuyên. Nếu không kiểm soát chặt, điều này sẽ khó khăn cho ngân sách Trung ương khi nguồn thu của địa phương không đủ thu để trả nợ vay thì rất khó, cho nên cần phải kiểm soát được. Trong Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, đặc biệt phân cấp mạnh cho địa phương. Theo đó, nguồn ngân sách Trung ương sẽ phân cấp về tỉnh, sau đó tỉnh phân cấp xuống phường, xã. Tuy nhiên, nguồn thu của mỗi xã hiện nay không đồng đều với nhau, có những xã với nguồn thu hạn hẹp, nhưng cũng có những xã có nguồn thu rất lớn, nhất là những phường tới đây sẽ thành lập là những phường ở đô thị, nguồn thu sẽ cao hơn nhiều.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đại biểu Quốc hội góp ý về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương
13:49' - 26/05/2025
Sáng 26/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi)
08:10' - 26/05/2025
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, ngày 26/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra các dự án Luật: Luật Tương trợ tư pháp về hình sự; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
13:09' - 19/05/2025
Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên (nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài) năm 2025 cho các cơ quan với số vốn là 4.327,121 tỷ đồng.
-
Chính sách mới
Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
20:52' - 17/05/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 196/2025/QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09' - 27/07/2025
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.