Bài toán khó của các nền kinh tế châu Á
Ba quốc gia lớn ở Đông Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có điểm chung đáng chú ý là tỷ suất sinh (số con trung bình mà một người phụ nữ sinh ra trong đời) dưới mức 1,5 – ngưỡng được xem là “siêu ít sinh”.
Trong khi nhiều nước phương Tây có tỷ suất sinh trên 1,5 thì mức độ nghiêm trọng của tình trạng này ở Đông Á lại nổi bật rõ rệt. Một trong những nguyên nhân là do trách nhiệm việc nhà và nuôi dạy con cái đè nặng lên vai những người phụ nữ.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, theo số liệu thống kê nhân khẩu được công bố ngày 4/6, tỷ suất sinh của Nhật Bản năm 2024 là 1,15- mức thấp kỷ lục trong 3 năm liên tiếp. Sau khi chạm đáy vào năm 2005 với mức 1,26 và đi ngang trong năm 2022, tỷ suất sinh vẫn tiếp tục đà giảm mà không có dấu hiệu dừng lại. Thế hệ bùng nổ trẻ em lần thứ hai (chỉ những người đến độ tuổi sinh đẻ vào cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000) đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế và “thời kỳ băng giá việc làm”. Trong khi phụ nữ ngày càng tham gia vào xã hội nhiều hơn, các chính sách hỗ trợ như phát triển hệ thống nhà trẻ hay chế độ nghỉ sinh vẫn không theo kịp. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, tỷ suất sinh năm 2024 là 0,75. Mặc dù đã tăng nhẹ so với mức 0,72 của năm 2023 nhờ số lượng kết hôn tăng lên, nhưng đây vẫn là quốc gia duy nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có tỷ suất sinh dưới 1,0. Ở Hàn Quốc, do gánh nặng nuôi con quá lớn, nhiều gia đình chỉ sinh một con. Năm 2022, tỷ lệ con đầu lòng chiếm tới 57% tổng số ca sinh, cao nhất trong các nước OECD. Lo lắng về tương lai khiến không ít người trẻ ngần ngại kết hôn. Tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung, người mới nhậm chức ngày 4/6, đã đưa ra “10 cam kết lớn” trong chiến dịch tranh cử của mình, trong đó nhấn mạnh sẽ “tăng dần độ tuổi hưởng trợ cấp trẻ em lên đến 18 tuổi”. Tuy nhiên, dự báo tình trạng giảm dân số do ít sinh vẫn sẽ tiếp diễn. Theo ước tính của Chính phủ Hàn Quốc, dân số nước này vào năm 2072 sẽ còn 36,22 triệu người, giảm 30% so với năm 2022.Còn tại Trung Quốc, tình trạng ít sinh cũng đang tiến triển nhanh chóng. Số trẻ sinh ra trong năm 2024 là 9,54 triệu, chỉ bằng một nửa so với đỉnh cao gần nhất vào năm 2016.
Chính sách “một con” bắt đầu từ những năm 1980 đã khiến số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh con giảm mạnh. Niềm tin vào học vấn và khó khăn trong việc làm cho giới trẻ càng làm tăng sự cạnh tranh giáo dục. Tương tự như Hàn Quốc, chi phí giáo dục như học thêm đè nặng lên các gia đình, khiến nhiều người cho rằng “một con là đủ”. Chính phủ Trung Quốc tại kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3 vừa qua, đã đề xuất miễn phí từng bước học phí cho giáo dục mầm non như mẫu giáo. Việc cấp trợ cấp nuôi con trên toàn quốc cũng đang được xem xét giảm gánh nặng cho các gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này có thể ngăn chặn được tình trạng ít sinh hay không. Một số nguyên nhân chung khiến Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang đối mặt với khủng hoảng ít sinh bao gồm tình hình kinh tế khó khăn của người trẻ và giá nhà đất đai tăng cao ở các khu đô thị. Ngoài ra, nỗi lo về chi phí giáo dục và nuôi con cũng là một yếu tố. Giáo sư Masahiro Yamada (Đại học Chuo, chuyên ngành xã hội học gia đình) chỉ ra rằng: “Ở Đông Á, tồn tại quan điểm mạnh mẽ rằng nếu không cho con cái được học hành tử tế thì không phải là một người cha mẹ có giá trị”.Thêm vào đó, sự mất cân bằng giới tính, nơi gánh nặng việc nhà và chăm con nghiêng hẳn về phía phụ nữ, cũng được cho là có ảnh hưởng lớn. Chỉ số khoảng cách giới, do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố hàng năm, cho thấy năm 2024, Nhật Bản xếp hạng 118/146 quốc gia, Hàn Quốc đứng thứ 94, và Trung Quốc ở vị trí 106, tất cả đều ở mức thấp.
Thông thường, ở các nước phát triển, nơi bình đẳng giới được thúc đẩy thì tỷ suất sinh cũng cao hơn. Nguyên nhân là do nam giới tích cực tham gia vào việc nhà và nuôi con, giúp phụ nữ dễ cân bằng giữa công việc và gia đình. Trong khi hầu hết các nước phát triển đã đối mặt với tình trạng sụt giảm tỷ suất sinh từ những năm 1960, các nước Bắc Âu như Pháp và Thụy Điển đã tăng cường hỗ trợ cho các gia đình nuôi con, chú trọng cải thiện chế độ nghỉ sinh và dịch vụ chăm sóc trẻ. Kết quả là Pháp đạt tỷ suất sinh 2,0 vào năm 2006, Thụy Điển vượt qua mốc 1,9 vào năm 2008. Dù những năm gần đây có xu hướng giảm trở lại, các nước này vẫn duy trì mức sinh tương đối cao so với các quốc gia phát triển khác.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Cái giá kinh tế Mỹ phải trả cho cuộc chiến thuế quan
06:30' - 08/06/2025
Theo tờ Wall Street Journal, chế độ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump có nguy cơ kìm hãm đáng kể tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay, đồng thời thúc đẩy lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Tân Tổng thống bổ nhiệm các nhân sự trọng yếu trong lĩnh vực kinh tế
09:49' - 07/06/2025
Tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung ngày 6/6 đã bổ nhiệm cựu Thứ trưởng Tài chính Kim Yong-beom, làm Chánh văn phòng tổng thống phụ trách chính sách.
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn thương mại - mối quan ngại của các nền kinh tế lớn
07:00' - 07/06/2025
Thủ tướng Mark Carney đã điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường để thảo luận về hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại và cuộc khủng hoảng chất gây nghiện fentanyl.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26'
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45'
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57'
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam trưởng thành vượt bậc và chuyển biến vai trò mạnh mẽ
06:46' - 26/07/2025
Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao vai trò là một thành viên ngày càng tích cực, chủ động, có trách nhiệm với năng lực tốt hơn và nguồn lực lớn hơn để đóng góp vào sự phát triển lâu dài của ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế toàn cầu chờ 3 quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ
16:17' - 25/07/2025
Khi thời hạn ngày 1/8 cho việc áp dụng mức thuế cao đến gần, Tổng thống D. Trump chỉ còn một tuần để đưa ra một số quyết định thương mại quan trọng có thể định hình tương lai kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể mất hơn 16.000 triệu phú trong năm 2025
14:14' - 25/07/2025
Vương quốc Anh dự kiến sẽ mất khoảng 16.500 triệu phú trong năm 2025 – nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ "bật đèn xanh" cho thương vụ 8,4 tỷ USD trong ngành giải trí
13:49' - 25/07/2025
Thương vụ này đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên của gia tộc Redstone.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil đẩy mạnh đàm phán với Mỹ về thuế quan
10:31' - 25/07/2025
Phó Tổng thống Brazil Geraldo Alckmin đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nhằm tìm kiếm giải pháp cho kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.