Australia muốn đánh thuế Google, Facebook: Liệu có thành công?
Các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook và Netflix kiếm hàng tỷ USD từ người dùng Australia mỗi năm. Tuy nhiên, hầu hết lợi nhuận đó không bị đánh thuế tại quốc gia này. Để giải quyết "khoảng trống thuế" do các tập đoàn công nghệ toàn cầu tạo ra, một số quốc gia đã áp dụng một loại thuế mới gọi là thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST).
Loại thuế này áp dụng cho doanh thu thu được từ người dùng ở một quốc gia, ngay cả khi công ty không hiện diện thực tế tại đó. Một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Canada đều đã áp dụng loại thuế này.
Tại Australia, ước tính 5 tập đoàn công nghệ lớn nhất đã ghi nhận 15 tỷ AUD (khoảng 9,6 tỷ USD) doanh thu ở nước này vào năm 2024, nhưng tổng cộng họ chỉ nộp 254 triệu AUD tiền thuế. Australia chưa bao giờ cân nhắc áp đặt một loại thuế tương tự. New Zealand đã thử, nhưng chấp nhận “lùi bước” vào tuần trước, sau khi Nhà Trắng đe dọa áp thuế cao hơn đối với hàng hóa của New Zealand.Các hiệp ước thuế thế kỷ XX đang gây ra vấn đề cho thế kỷ XXI
Để hiểu tại sao Australia lại cho rằng nước này bị "trói tay" trong việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, cần quay ngược thời gian để tìm hiểu về lịch sử. Khoảng 100 năm trước, Australia và các quốc gia phát triển khác đã quyết định đánh thuế cư dân dựa trên thu nhập toàn cầu - có nghĩa là các quốc gia này sẽ đánh thuế vào tất cả thu nhập của những người được coi là cư dân thuế của họ, bất kể thu nhập đó được tạo ra ở đâu trên thế giới. Đối với người không cư trú, các nước này đánh thuế dựa trên thu nhập tại địa phương - những người hoặc tổ chức không phải là cư dân thuế của một quốc gia sẽ chỉ bị đánh thuế đối vớithu nhập mà họ kiếm được từ các nguồn phát sinh ngay trong lãnh thổ của quốc gia đó.Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Australia đã ký kết các hiệp ước thuế để các công ty nước ngoài bán hàng cho khách hàng trong nước sẽ không còn bị đánh thuế tại đây nữa. Thay vào đó, quốc gia sở tại của các công ty đó sẽ đánh thuế tất cả lợi nhuận của họ.Khi thế giới chuyển sang các sản phẩm kỹ thuật số trong thế kỷ XXI, các doanh nghiệp đa quốc gia khổng lồ cung cấp dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội (như Facebook và Instagram), quảng cáo trên các nền tảng tìm kiếm (Google) và dịch vụ phát trực tuyến (Netflix). Công nghệ mới và sự phát triển của mạng xã hội đã giúp các tập đoàn dễ dàng cung cấp các dịch vụ đó từ nước ngoài. Rất ít hoặc không có hoạt động nào được thực hiện thông qua các chi nhánh địa phương. Các quốc gia như Australia, nơi có hàng tỷ đô la doanh thu được tạo ra từ người dùng của họ bởi các tập đoàn công nghệ nước ngoài, đang ngày càng nhận ra rằng việc họ không có quyền đánh thuế phần lớn lợi nhuận mà những “gã khổng lồ” công nghệ kiếm được (do các quy tắc thuế cũ) là một quyết định không còn phù hợp hoặc "khôn ngoan" nữa. Sự trỗi dậy của thuế dịch vụ kỹ thuật sốGiải pháp rõ ràng lẽ ra là đàm phán lại các hiệp ước. Điều này sẽ khôi phục quyền của các quốc gia như Australia để đánh thuế lợi nhuận của các công ty nước ngoài thu được từ khách hàng hoặc người dùng địa phương. Tuy nhiên, việc đàm phán lại hiệp ước chậm và phức tạp. Vì vậy, một số quốc gia châu Âu, ban đầu là trường hợp của Pháp vào năm 2019, đã đưa ra một giải pháp ngắn hạn.Họ đã áp dụng một loại thuế mới riêng biệt đối với doanh số bán sản phẩm dịch vụ kỹ thuật số, được gọi là thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST). Mặc dù thiết kế cụ thể khác nhau tùy theo quốc gia, hầu hết các DST áp dụng mức thuế suất thấp, thường là từ 3% đến 5%, dựa trên doanh thu chứ không phải lợi nhuận. Chúng nhắm mục tiêu vào các nền tảng kỹ thuật số lớn kiếm tiền từ người dùng trong quốc gia đánh thuế, bất kể vị trí của công ty. Bởi vì DST được áp dụng trên doanh thu và được cấu trúc tách biệt với thuế thu nhập, chính phủ các nước lập luận rằng chúng có thể được áp dụng mà không vi phạm các hiệp ước thuế thu nhập.Các loại thuế mới nhanh chóng trở nên phổ biến và lan rộng. Tại Australia, đảng Xanh đã kêu gọi áp dụng DST, nhưng cả hai đảng lớn đều kiên quyết phản đối việc đưa ra một loại thuế mới. Điều này xuất phát từ lo ngại rằng Mỹ có thể áp đặt thuế trả đũa đối với hàng hóa của Australia.Mức độ thất thoát thuế lớn như thế nào?Người Australia là những người tiêu dùng rất tích cực đối với các sản phẩm kỹ thuật số. Tùy thuộc vào các công ty công nghệ được đưa vào tính toán, doanh thu hàng năm thay đổi từ 15 tỷ đến 26 tỷ USD một năm, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó bị đánh thuế tại quốc gia này. Tại thời điểm khi ngân sách liên bang đang được dự báo thâm hụt trong tương lai gần, Australia đang bỏ lỡ hàng triệu AUD nguồn thu tiềm năng bị mất từ các tập đoàn kỹ thuật số toàn cầu.Mặc dù Australia đã tránh DST như một giải pháp cho việc thất thoát thuế thu nhập, nhưng nước này sẵn sàng điều chỉnh và đánh thuế các công ty kỹ thuật số nước ngoài theo những cách khác. Australia thu 10% thuế hàng hóa và dịch vụ, hoặc GST, đối với các dịch vụ kỹ thuật số cung cấp cho các công ty Australia, bao gồm các nền tảng phát trực tuyến và đăng ký ứng dụng. Điều này giúp đảm bảo các nhà cung cấp nước ngoài bị đánh thuế tương tự như các nhà cung cấp trong nước khi nói đến GST. Australia cũng đã áp đặt các nghĩa vụ phi thuế đối với các tập đoàn kỹ thuật số như yêu cầu các nền tảng kỹ thuật số phải trả tiền cho các hãng truyền thông Australia để sử dụng nội dung tin tức của họ.Những trở ngại lớn đối với cải cáchVào tháng 2/2025, Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mô tả DST là công cụ được các chính phủ nước ngoài sử dụng để "cướp bóc các công ty Mỹ" và cảnh báo rằng sẽ đáp trả bằng “thuế trả đũa”. Bản thông tin của Nhà Trắng đã nêu đích danh Australia và Canada, lập luận rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Mỹ có vị thế vượt trội so với toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia đó. Điều này ám chỉ rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ sẽ không bị bỏ qua. Sáu tuần sau đó, Mỹ đã áp thuế 10% đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Australia sang Mỹ và thuế 25% đối với thép và nhôm xuất khẩu.Mỹ coi các kế hoạch thuế trừng phạt của mình là một công cụ đàm phán hữu ích để gây áp lực buộc các đối tác thương mại phải rút lui về một loạt khiếu nại "ngoại vi", bao gồm cả thuế dịch vụ kỹ thuật số. Cho đến nay, có hai quốc gia đã rút lui: New Zealand và Ấn Độ. Các quốc gia khác vẫn kiên định.Tại Australia, đảng Xanh đã kêu gọi áp dụng DST, nhưng chính phủ hiện tại và trước đây vẫn kiên quyết phản đối. Xuất hiện lo ngại về việc áp dụng loại thuế trên có thể khiến Mỹ không hài lòng, đặc biệt vào thời điểm nhạy cảm khi quan hệ thương mại rộng lớn hơn giữa Australia – Mỹ đang được xem xét kỹ lưỡng. Trong tương lai gần, các tập đoàn kỹ thuật số khổng lồ sẽ tiếp tục kiếm hàng tỷ đô la từ người dùng Australia. Hầu hết lợi nhuận đó sẽ nằm ngoài tầm với của luật thuế Australia.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.