ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
Khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang định vị để trở thành trung tâm của nền kinh tế số, việc thúc đẩy niềm tin là chìa khóa để gặt hái những lợi ích từ quá trình số hóa ngày càng tăng và trao quyền cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong dân số.
ASEAN hiện có khoảng 70 triệu doanh nhân siêu nhỏ đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Họ có thể là những người bán nhỏ lẻ với những tiệm tạp hóa hay những quán ăn trên đường phố.Với một loạt nền tảng giao đồ ăn kỹ thuật số hoặc thương mại điện tử, các cửa hàng nhỏ có thể kết nối với nhiều khách hàng hơn, việc giao hàng cũng thuận lợi hơn trước rất nhiều. Những ứng dụng kỹ thuật số này đã giúp khách hàng thanh toán dễ dàng hơn và giúp các doanh nhân siêu nhỏ quản lý tài chính và sổ sách kế toán của mình chỉ bằng một cú chạm đơn giản trên điện thoại.
Trong hai thập kỷ qua, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của khu vực này đã tăng trưởng 5% hàng năm, đạt 3.800 tỷ USD vào năm 2023, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên toàn cầu. Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.Thanh toán kỹ thuật số: Nền tảng của tăng trưởng kinh tếTheo Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế ASEAN, Satvinder Singh, một phần nền tảng của nền kinh tế số đang phát triển này là sự gia tăng của những hệ thống thanh toán tức thời (IPS) và gần đây hơn là việc áp dụng nhanh chóng các kênh thanh toán QR quốc gia chi phí thấp. Từ QRIS của Indonesia đến KHQR của Campuchia và PromptPay của Thái Lan, ASEAN đã nhanh chóng áp dụng phương thức thanh toán kỹ thuật số.
Tỷ lệ thanh toán kỹ thuật số trên tổng khối lượng giao dịch đã vượt qua tiền mặt, từ mức 48% vào năm 2022 đã tăng lên khoảng 56% vào năm 2024. Với các khoản thanh toán được chuyển trực tiếp vào tài khoản kỹ thuật số của người bán, những doanh nghiệp siêu nhỏ hiện có thể dễ dàng quản lý sổ sách của mình, giúp họ theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp.
Ông Satvinder Singh cho biết, ASEAN tiếp tục đạt được những bước tiến trong việc xây dựng và mở rộng các liên kết thanh toán QR xuyên biên giới. Nhờ cam kết và nỗ lực của Ủy ban công tác ASEAN về Hệ thống thanh toán và giải quyết (WC-PSS), một số quốc gia ASEAN như Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, hiện đã có thể thực hiện thanh toán QR xuyên biên giới hoặc chuyển tiền trong giao dịch kinh tế. Điều này có nghĩa là các quy trình tài chính trước đây mất nhiều ngày giờ đây được hoàn thành trong vòng vài phút, cho phép chuyển tiền, thanh toán kinh doanh bao gồm thương mại điện tử và các giao dịch liên quan đến du lịch.Đây chính là các cơ hội kinh doanh lớn hơn cho những doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME). Việc thúc đẩy các nền tảng thanh toán và tài chính kỹ thuật số – cũng được phản ánh trong Kế hoạch tổng thể kỹ thuật số ASEAN 2025, Lộ trình Bandar Seri Begawan và Thỏa thuận khung kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA), là minh chứng cho tầm nhìn chung của ASEAN về tăng trưởng kỹ thuật số toàn diện và khả năng tiếp cận được tăng cường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ nhất, cung cấp một hệ thống liền mạch hơn, giảm rào cản gia nhập và giảm chi phí hoạt động.Niềm tin thúc đẩy sự hòa nhập
Thanh toán kỹ thuật số đóng vai trò là điểm khởi đầu cho những dịch vụ tài chính rộng hơn giúp tăng năng suất và thu nhập cho các doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, mặc dù hiểu biết về kỹ thuật số ngày càng tăng, các doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn phải đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận nguồn tài chính rất cần thiết. Điều này trở nên trầm trọng hơn do hệ sinh thái kỹ thuật số xuất hiện nhiều trường hợp gian lận, các loại phí ẩn (phí bất ngờ) trong khi lại thiếu biện pháp khắc phục, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng khiến các doanh nghiệp siêu nhỏ mất niềm tin.
Điển hình như tại Indonesia, chỉ có 41% thương nhân sử dụng QRIS hoàn thành ít nhất một giao dịch mỗi tháng và 18% vẫn không hoạt động, chủ yếu là do sự xói mòn lòng tin từ các khoản phí bất ngờ và các tranh chấp chưa được giải quyết.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đối tác thống nhất 3 tuyên bố chung về thương mại
22:17' - 20/05/2025
Tại Hội nghị Tham vấn đặc biệt giữa các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các Bộ trưởng đã lần lượt thông qua 3 Tuyên bố chung nhằm thể hiện quan điểm đối với những diễn biến, căng thẳng thương mại hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng làm cửa ngõ cho hàng hóa Thụy Điển vào ASEAN
20:30' - 12/05/2025
Chiều 12/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Benjamin Dousa, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính quyền 2 cấp: Bộ Công Thương đơn giản hóa 223 thủ tục hành chính
21:12' - 27/07/2025
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về việc rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình địa phương 2 cấp phân cấp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và nhiệm vụ thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ
20:04' - 27/07/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại tỉnh Sơn La và chủ động ứng phó mưa lũ trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thuê tư vấn quốc tế lập quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo
19:42' - 27/07/2025
Bộ Xây dựng quyết định nghiên cứu phương án lựa chọn tư vấn quốc tế có năng lực, kinh nghiệm quy hoạch cảng hàng không trên đảo để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới vào phục vụ nhân dân
18:55' - 27/07/2025
Khi hoàn thành, Nhà ga T2 dự kiến đạt công suất khai thác 3 triệu lượt khách/năm và dự kiến mở rộng lên 5 triệu hành khách sau năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 2: Cùng hiện thực hóa tầm nhìn 2045
17:19' - 27/07/2025
Gia nhập ASEAN vào năm 1995 đã mở ra những cơ hội chiến lược để Việt Nam xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và hội nhập khu vực sâu rộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hành trình trách nhiệm trong ASEAN - Bài 1: Từ tham gia đến kiến tạo
17:18' - 27/07/2025
Ba thập niên đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét không chỉ ở vai trò chủ động, sáng tạo trong hội nhập khu vực, mà còn ở năng lực dẫn dắt, kết nối, kiến tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An: Gian nan hành trình tiếp cận bản cô lập nơi tâm lũ
17:06' - 27/07/2025
Hành trình tiếp cận những địa bàn, bản làng cô lập, các đoàn, tổ công tác đã gặp không ít khó khăn, vất vả, hiểm nguy.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên
14:04' - 27/07/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nghĩa tình: TTXVN tri ân người làm báo hy sinh vì Tổ quốc
13:09' - 27/07/2025
Ngày 26/7, TTXVN đã trao tặng nhà nghĩa tình cho thân nhân Nhà báo, Liệt sỹ Lê Viết Vượng; dâng hương tại Nhà lưu niệm Nhà báo, Liệt sỹ Trần Kim Xuyến và tặng quà cho học sinh tại tỉnh Hà Tĩnh.