Anh và Nhật Bản "bắt tay" giảm rào cản thương mại
Ngày 10/4, Văn phòng Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết sau cuộc điện đàm giữa ông Starmer và người đồng cấp Nhật Bản Ishiba Shigeru, hai bên đã nhất trí về sự cần thiết của việc các quốc gia cùng chí hướng hợp tác giảm bớt rào cản thương mại.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho hay: "Về thương mại, các nhà lãnh đạo đồng ý rằng chiến tranh thương mại không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, và bây giờ là lúc cần có cách tiếp cận bình tĩnh, điềm đạm và thực dụng".
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ: "Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của việc các đối tác cùng chí hướng như Vương quốc Anh và Nhật Bản hợp tác chặt chẽ để giảm bớt rào cản thương mại".
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do rào cản thương mại và bất ổn. Theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới dự kiến sẽ giảm từ 3,2% vào năm 2024 xuống còn 3,1% vào năm 2025, và tiếp tục giảm xuống 3,0% vào năm 2026.
Theo OECD, việc điều chỉnh giảm so với dự báo trước đó là do rào cản thương mại gia tăng ở một số quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), cũng như sự gia tăng bất ổn về địa chính trị. Tổ chức này cũng dự báo lạm phát sẽ tiếp tục cao hơn dự kiến trước đây.
- Từ khóa :
- Anh
- Nhật Bản
- rào cản thương mại
- chiến tranh thương mại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố báo cáo về rào cản thương mại của nước ngoài
09:59' - 01/04/2025
Ngày 31/3, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố một danh sách chi tiết về các chính sách và quy định của các nước mà Washington coi là rào cản thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
OECD hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do rào cản thương mại và bất ổn
18:47' - 17/03/2025
Ngày 17/3, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại về thuế quan mới từ cuộc điều tra ngành bán dẫn của Mỹ
11:24'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kết quả cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với sản phẩm bán dẫn nhập khẩu trong hai tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ - EU: Ngăn chặn leo thang nhưng chi phí vẫn tăng
11:09'
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một thỏa thuận thương mại sâu rộng, trong đó áp đặt mức thuế quan 15% lên hầu hết hàng hóa châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU đạt thỏa thuận thương mại
07:37'
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc về thuế quan xuyên Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Mỹ gia hạn tạm dừng áp thuế thêm 90 ngày
07:36'
Tờ South China Morning Post cho biết, Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ gia hạn thêm 90 ngày việc tạm dừng áp thuế quan trong cuộc đàm phán thương mại tại Stockholm, Thụy Điển, bắt đầu từ ngày 28/7.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đối mặt rủi ro từ thuế quan của Mỹ
07:33'
Với tỷ lệ sản xuất cao và mức độ phụ thuộc xuất khẩu vào Mỹ, các biện pháp áp thuế đối ứng của Mỹ dự kiến sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26' - 27/07/2025
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45' - 27/07/2025
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57' - 27/07/2025
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.